Vượt qua 101.254 tác phẩm dự thi của 5.247 phóng viên, Nhiếp ảnh gia Samuel Aranda người Tây Ban Nha đã giành vị trí cao nhất của giải thưởng ảnh báo chí thế giới năm 2011 (world press photo ) với bức ảnh một người phụ nữ đeo mạng ôm một người thân đang bị thương trong tay sau một cuộc biểu tình tại Yemen. Tấm ảnh này được chụp ngày 15-10-2011 tại một nhà thờ Hồi giáo ở Sanaa (Yemen), nơi được dùng như nhà thương dành cho những người biểu tình sau khi họ đụng độ với quân đội của Tổng thống Ali Abdullah Saleh , đăng trên tờ báo New York Time.
Bức ảnh Người phụ nữ Yemen ôm chặt thân nhân bị thương đoạt giải Ảnh báo chí thế giới năm 2011.
Giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới là giải thưởng danh giá nhất đối với các phóng viên ảnh trên toàn thế giới. Được trao lần đầu cách đây 55 năm, giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới đã thực sự là nơi để các phóng viên gửi gắm những đứa con tinh thần mà họ không ngại gian khó, nguy hiểm dấn thân tác nghiệp. Đây cũng là cuộc thi ảnh trong lĩnh vực báo chí lớn nhất và danh giá nhất mà bất kì phóng viên nào cũng muốn hướng tới.
Bức ảnh đoạt giải năm nay của phóng viên Aranda đã được một hội đồng bao gồm 19 chuyên gia quốc tế công nhận và quyết định trao giải sau 13 ngày chọn lựa kĩ càng từ những tác phẩm gửi đến dự thi. Tác phẩm đoạt giải sẽ được gửi tới Amsterdam, Hà Lan và sẽ được công bố chính thức trong lễ trao giải được tổ chức vào tháng 4. Ngoài việc được vinh danh, phóng viên giành chiến thắng cũng sẽ nhận giải thưởng tiền mặt 10.000 Euro và một máy ảnh Canon EOS Digital SLR.
Ngoài bức ảnh đoạt giải nhất, Giải thưởng Ảnh Báo chí thế giới cũng trao 10 giải thưởng khác cho các tác phẩm xuất sắc trong các lĩnh vực: Ảnh tiêu điểm, góc cạnh, Ảnh tổng thể, Ảnh nhân vật trong sự kiện, Ảnh hành động thể thao, Ảnh mục thể thao, Ảnh những vấn đề đương đại, Ảnh đời thường, cuộc sống thường nhật, Ảnh chân dung, Ảnh nghệ thuật và giải trí và Ảnh thiên nhiên. Trong mỗi hạng mục sẽ có 3 giải cho ảnh đơn và 3 giải cho ảnh bộ.
Dưới đây là những tác phẩn đoạt giải Ảnh Báo chí thế giới năm 2011.
Bức ảnh Nhật Bản sau thảm họa động đất sóng thần của tác giả Paolo Pellegrin đoạt giải nhì Ảnh tổng thể. (Ảnh bộ)
Cũng về thảm họa kép động đất sóng thần, phóng viên Lars Lindqvist đã đoạt giải nhì Ảnh tổng thể. (Ảnh đơn)
Bức ảnh Đám cưới trẻ con của phóng viên Stephanie Sinclair đoạt giải Những vấn đề đương đại. (Ảnh bộ)
Bức ảnh chụp Maria, gái bán dâm nghiện ma túy đang mời khách của phóng viên Brent Stirton đoạt giải Những vấn đề đương đại. (Ảnh đơn)
Bức ảnh chụp thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên của phóng viên Damir Sagolj đoạt giải Ảnh Cuộc sống hàng ngày. (Ảnh bộ)
Tác phẩm của phóng viên Alejandro Kirchuk đoạt giải Ảnh Cuộc sống hàng ngày. (Ảnh đơn)
Gấu trắng Bắc cực tìm trừng Chim Cánh Cụt của tác giả Jenny E. Ross đoạt giải Ảnh thiên nhiên. (Ảnh đơn)
Cuộc chiến tê giác của tác giả Brent Stirton đoạt giả Ảnh thiên nhiên. (Ảnh bộ)
Tác phẩm của Tomasz Lazar đoạt giải Nhân vật trong sự kiện. (Ảnh đơn)
Nước mắt người biểu tình của Alex Majoli đoạt giải nhất ảnh Ảnh tổng thể. (Ảnh đơn)
Tác phẩm đoạt giải nhất Ảnh chân dung của Laerke Posselt. (Ảnh đơn)
Tác phẩm đoạt giả Nhì Ảnh Nghệ thuật và giải trí của Vincent Boisot. (Ảnh đơn)
Hiện trường thảm sát Na Uy của Niclas Hammerstrom đoạt giải nhì Ảnh góc cạnh. (Ảnh bộ)
Tác phẩm đoạt giải nhì Ảnh thể thao của Ray McManus. (Ảnh đơn)
Bé gái giữa hiện trường đánh bom của Massoud Hossaini đoạt gi
ải nhì Ảnh góc cạnh. (Ảnh đơn)
Tìm con giữa đống đổ nát sau sóng thần của Chieko Matsukawa đoạt giải nhất Ảnh Nhân vật trong sự kiện.
Chiến sự Libya của Yuri Kozyrev đoạt giải nhất Ảnh góc cạnh. (Ảnh đơn)
Nhảy cầu, tác phẩm của Adam Pretty đoạt giải nhì Ảnh thể thao. (Ảnh bộ)
Cảnh sát Afghanistan của Ton Koene đoạt giải nhì ảnh Chân dung. (Ảnh bộ)
Tác phẩm của Rob Hornstra đoạt giải nhất ảnh Nghệ thuật và giải trí. (Ảnh bộ)
Theo Trịnh Duy (Zing)- Nguồn Infonet.vn