hội nhiếp ảnh tp. hồ chí minh

Ho Chi Minh City Photography Association

Facebook Youtube
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Thông tin Hội
    • Thông Tin Chung
    • Tin về Hội
  • Các cuộc thi
    • CUỘC THI TRONG NƯỚC
    • CUỘC THI QUỐC TẾ
  • Đào tạo
  • Sáng tác – Triển lãm
    • TRIỂN LÃM
    • SÁNG TÁC
  • Lý luận – Phê bình
  • Hội viên
    • Quy chế
    • Điều lệ
    • Danh sách Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra
    • Danh sách Hội đồng nghệ thuật và các ban chuyên môn
    • DANH SÁCH 5 CLB
    • DANH SÁCH 22 CHI HỘI
      • Chi hội Nhiếp ảnh Ánh Dương
      • Chi hội Nhiếp ảnh Ánh Sáng
      • Chi hội Nhiếp ảnh Bến Nghé
      • Chi hội Nhiếp ảnh Bến Thành
      • Chi hội Nhiếp ảnh Bông Sen
      • Chi hội Nhiếp ảnh Chân Trời Mới
      • Chi hội Nhiếp ảnh Chiến Sĩ
      • Chi hội Nhiếp ảnh Chợ Lớn
      • Chi hội Nhiếp ảnh Đầm Sen
      • Chi hội Nhiếp ảnh Đất Lành
      • Chi hội Nhiếp ảnh Gia Định I
      • Chi hội Nhiếp ảnh Gia Định II
      • Chi hội Nhiếp ảnh Hải Âu
      • Chi hội Nhiếp ảnh Người Cao Tuổi
      • Chi hội Nhiếp ảnh Những Người Bạn
      • Chi hội Nhiếp ảnh Phương Nam
      • Chi hội Nhiếp ảnh Quê Hương
      • Chi hội Nhiếp ảnh Sài Gòn
      • Chi hội Nhiếp ảnh Tân Phú
      • Chi hội Nhiếp ảnh Thông Tấn Xã
      • Chi hội Nhiếp ảnh Văn Phòng
      • Chi hội Nhiếp ảnh Xuân 90
  • Chia sẻ
    • Video
  • Liên hệ
Menu
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Thông tin Hội
    • Thông Tin Chung
    • Tin về Hội
  • Các cuộc thi
    • CUỘC THI TRONG NƯỚC
    • CUỘC THI QUỐC TẾ
  • Đào tạo
  • Sáng tác – Triển lãm
    • TRIỂN LÃM
    • SÁNG TÁC
  • Lý luận – Phê bình
  • Hội viên
    • Quy chế
    • Điều lệ
    • Danh sách Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra
    • Danh sách Hội đồng nghệ thuật và các ban chuyên môn
    • DANH SÁCH 5 CLB
    • DANH SÁCH 22 CHI HỘI
      • Chi hội Nhiếp ảnh Ánh Dương
      • Chi hội Nhiếp ảnh Ánh Sáng
      • Chi hội Nhiếp ảnh Bến Nghé
      • Chi hội Nhiếp ảnh Bến Thành
      • Chi hội Nhiếp ảnh Bông Sen
      • Chi hội Nhiếp ảnh Chân Trời Mới
      • Chi hội Nhiếp ảnh Chiến Sĩ
      • Chi hội Nhiếp ảnh Chợ Lớn
      • Chi hội Nhiếp ảnh Đầm Sen
      • Chi hội Nhiếp ảnh Đất Lành
      • Chi hội Nhiếp ảnh Gia Định I
      • Chi hội Nhiếp ảnh Gia Định II
      • Chi hội Nhiếp ảnh Hải Âu
      • Chi hội Nhiếp ảnh Người Cao Tuổi
      • Chi hội Nhiếp ảnh Những Người Bạn
      • Chi hội Nhiếp ảnh Phương Nam
      • Chi hội Nhiếp ảnh Quê Hương
      • Chi hội Nhiếp ảnh Sài Gòn
      • Chi hội Nhiếp ảnh Tân Phú
      • Chi hội Nhiếp ảnh Thông Tấn Xã
      • Chi hội Nhiếp ảnh Văn Phòng
      • Chi hội Nhiếp ảnh Xuân 90
  • Chia sẻ
    • Video
  • Liên hệ
Untitled-1
bombofoto-dot-com
Stabilgears-dot-com
Banner-Leofoto-2021_resize
LBM-LOGO
Previous
Next
Trang chủ Tin tức Góc kỹ thuật

8 điều cần làm với DSLR mới

hopa Bởi hopa
10/02/2012
in Góc kỹ thuật
0

Bấm máy ngay lần đầu tiên sở hữu DSLR khi chưa hiểu về thiết bị đôi khi lại có hiệu quả hơn nhiều so với việc đọc hướng dẫn sử dụng.

Máy ảnh DSLR đã không còn là niềm mơ ước xa vời với nhiều người chơi. Các model mới ra mắt với mức giá hấp dẫn trong khi điều kiện kinh tế khá giả hơn đã giúp phong trào chơi máy ảnh ống kính rời một năm trở lại đây nở rộ trong nước. Việc “nâng đời” từ một chiếc máy compact hay đơn giản là di động chụp hình lên DSLR có thể khiến nhiều người bỡ ngỡ và choáng ngợp trước các tính năng của máy.

Một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp ích cho những người lần đầu tiên sở hữu máy DSLR theoPopphoto.

Ghi lại số serial của máy

Lưu lại số serial cũng như các giấy tờ sẽ giúp ích các trường hợp xấu xảy ra sau này.

Ghi nhớ lại số serial cùng việc lưu trữ phiếu mua hàng, bảo hành hay hóa đơn có thể giúp bạn trong việc tìm lại hay nhận dạng máy trong các trường hợp rủi ro sau này.

Lắp ống kính vào và thử chụp ngay

Nhiều người cho rằng cần phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng hay những bài kinh nghiệm chụp ảnh dài cả trang mới bắt đầu bấm chụp là một điều hết sức sai lầm. Lần đầu tiên cầm máy DSLR, người dùng nên bước ra ngoài và chụp thử ngay một số kiểu, nếu quá khó có thể để chế độ Auto (màu xanh) tương tự như trên máy ảnh compact. Đơn giản chỉ là để thử cảm giác khi cầm một chiếc máy to nặng hơn hay chất ảnh mịn màng hơn so với các model trước đó.

Khi đã cầm thử máy và chụp, những việc làm quen sau này qua các tài liệu sẽ khiến người dùng dễ làm quen hơn nhiều với chỉ lí thuyết “suông”.

Đọc hướng dẫn sử dụng

Máy ảnh DSLR luôn có nhiều nút điều chỉnh nhưng cũng không quá khó để làm quen.

Sau những khoảng thời gian làm quen đầu tiên, việc tiếp theo mới đến đọc các sách hướng dẫn sử dụng máy. Hãy tìm đọc những loại đơn giản nhất có thể và tốt nhất là đọc từng đoạn ngắn một và kết hợp cùng thực hành ngay trên máy. Luôn có rất nhiều câu hỏi dành cho người mới chơi như cách phân biệt chế độ One-shot AF and AI Servo AF, quản lí được nhiễu ảnh trong từng hoàn cảnh cụ thể, tinh chỉnh khẩu độ hay làm thế nào để có những bức ảnh xóa phông. Người dùng nên chia làm nhiều ý nhỏ những thắc mắc của mình và tự tìm câu trả lời bằng sách hướng dẫn hay trên các diễn đàn, mạng. Hầu hết các mẫu máy ảnh hiện tại đều có những diễn đàn hay nhóm người chơi trên mạng chia sẻ kinh nghiệm bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt rất phong phú.

Kích hoạt chế độ chụp ảnh RAW

Nhiều người cho rằng việc chụp ảnh RAW chỉ hữu ích với những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Điều này không đúng vì chúng còn rất phù hợp với cả những “tay mới. Ảnh RAW là một trong những thế mạnh lớn nhất của máy ảnh DSLR (hiện nay một số mẫu máy mirrorless cũng như compact cũng có tính năng này) giúp người dùng xử lí linh hoạt hơn các hình ảnh thu được.

Xử lí hình ảnh RAW phức tạp hơn nhiều so với ảnh JPEG, chính vì vậy, để an toàn hơn những người mới nên thử chế độ chụp ảnh RAW và JPEG song song. Với mỗi kết quả thu nhận được, ngoài ảnh JPEG thông thường, người bấm máy có thể học hỏi về cân bằng trắng hay các tinh chỉnh về màu sắc khác trên bức ảnh và từ đó rút ra các kinh nghiệm cho những lần chụp sau cũng như các ảnh hưởng với mỗi cài đặt cụ thể.

Chuyển sang chế độ chỉnh tay hoàn toàn (Manual)

Máy ảnh DSLR rất thông minh. Tuy nhiên, điều này có thể tạo ra sự lười biếng cho những chủ sở hữu chúng. Ngoại trừ lí do về công việc hay hoàn cảnh cụ thể cần những cú bấm máy nhanh trong khi người chụp ít kinh nghiệm, chiếc DSLR tốt nhất nên luôn được đặt trong chế độ M (Manual) để khai thác hết những tính năng của máy. Điều đầu tiên việc này giúp ích là người chụp có thể hiểu được quá trình chụp ảnh cũng như ảnh hưởng của từng thông số (khẩu độ, tốc độ màn trập, ISO, cân bằng trắng) đến bức ảnh thu được.

Khi người dùng đang chuyển lên từ điện thoại hay những chiếc máy ảnh compact, việc điều chỉnh được tốc độ màn trập cũng như khẩu độ là một lợi thế và sự khám khẻ mới thú vị nhất. Những bức ảnh phơi sáng luôn là thành quả đáng tự hào của máy DSLR trong suốt thời qua.

Tìm hiểu những điều hạn chế về máy ảnh đang sử dụng

Mỗi máy ảnh đều có những điểm hạn chế riêng.

Không khó để tìm kiếm thông tin kiểu này trên mạng internet hiện tại. Việc tìm hiểu về những điểm yếu của sản phẩm đang dùng có thể khiến người dùng tránh gặp p
hải tính huống bức ảnh không đẹp trong hoàn cảnh cụ thể mà lỗi là do thiết bị. Ví dụ như một mẫu máy chỉ có thể cho ảnh đẹp ở ISO tối đa bao nhiêu có thể giúp người dùng kiểm soát tốt hơn khi chụp trong điều kiện thiếu sáng.

Thiết lập quy tắc riêng việc lưu trữ ảnh

Khi mới sử dụng một chiếc máy ảnh DSLR, bạn có thể có không nhiều ảnh để lưu trữ nhưng khi chúng ngày một nhiều lên, việc sắp xếp lại sẽ gặp nhiều khó khăn. Cách tốt nhất là người dùng nên đặt ngay các quy tắc từ đầu. Khi lưu trong máy tính có thể tạo tên thư mục bằng địa điểm, sự kiện kèm ngày tháng để không bị nhầm lẫn. Trong trường hợp lưu trữ trực tuyến như Picasa của Google hay iPhoto của Apple có thể chọn sử dụng thêm mục tag để dễ dàng tìm lại ảnh sau này theo chủ đề.

Đi chụp ảnh càng nhiều càng tốt

Không hiểu biết nào “ngấm” hơn bằng việc tự khám phá ra chúng. Chụp càng nhiều bức ảnh, ở càng nhiều nơi sẽ khiến kinh nghiệm được tích lũy càng nhiều. Việc tham khảo thêm các bức ảnh trên tạp chí, diễn đàn hay lập hội chơi với những người đi trước cũng sẽ giúp quá trình học hỏi nhanh hơn. Một điểm thú vị là máy số không sợ tốn kém nhiều như máy phim vì vậy người dùng có thể chụp bao nhiêu kiểu nếu muốn. Mỗi mẫu máy ảnh số đều có tuổi thọ màn trập lên tới hàng trăm nghìn kiểu, tuổi thọ thực tế thậm chí còn lớn hơn nhiều.

Theo Số Hóa

Bài viết trước

Thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về VHNT

Bài tiếp theo

Giải Ảnh Báo chí Thế giới 2011 đã có chủ

Bài tiếp theo

Giải Ảnh Báo chí Thế giới 2011 đã có chủ

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *













Bài viết mới nhất

Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam

16/03/2023

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÙA VÀNG GIẢI THƯỞNG

15/03/2023

Cuộc thi sáng tác, phổ biến tác phẩm văn học nghệ thuật đề tài “Chống dịch, cứu dân” trong LLVT Quân khu 7

13/03/2023

“Không gian văn hóa nhiếp ảnh HCM” – điểm tham quan du lịch

11/03/2023

THÀNH TÍCH CỦA CỐ NSNA LÂM TẤN TÀI

07/03/2023
  • Địa chỉ: 122 Sương Nguyệt Anh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • E-mail: hopavn@gmail.com
  • Điện thoại: (028) 383 233 26 - (028) 3 8397 740
  • Giấy phép số: 40/GP-STTTT ngày 30/08/2022

Copyright © 2011
Bản quyền thuộc về Ho Chi Minh City Photographic Association.

Thiết kế bởi SALA MEDIA

vi Tiếng Việt
ar العربيةzh-CN 简体中文zh-TW 繁體中文cs Čeština‎nl Nederlandsen Englishfr Françaisde Deutschit Italianoja 日本語ko 한국어la Latinpt Portuguêsru Русскийsr Српски језикsk Slovenčinaes Españolvi Tiếng Việt

  • Gọi điện

  • Gọi ngay

  • Chat zalo

  • Chat FB