Từ ngày 22-2-2019 đến ngày 21-4-2019 tại Trung tâm nghệ thuật đương đại The Factory ( 15 Nguyễn Ư Dĩ, phường Thảo Điền, quận 2, TP HCM) sẽ diễn ra triển lãm nghệ thuật với chủ đều “Máy móc là tự nhiên” giới thiệu tác phẩm của 15 nghệ sĩ nhiếp ảnh đến từ Việt Nam, Pháp, Đức… như Nguyễn Xuân Khánh, Nhiệm Hoàng, Quang Lâm, Quốc Văn Ninh, Phương Nguyễn, Alex Pham, Nerly Nguyễn, Cletissoo Nguyễn, Voshida Trường, Nguyễn Huỳnh Phương An và một số tác phẩm thể loại Hình ảnh động của các tác giải: Munem Wasitf (Bangladesh) Suthirat Supaparinya (TháiLan), Qiu Axiong (Trung Quốc), Unknown Division (Anh Quốc) và Nguyễn Phương Linh (Việt Nam).
“Máy móc là tự nhiên” nhìn nhận và chiêm nghiệm về cách thức mà con ngườ i- ở thời khắc đương đại mà ta đang sinh sống – tư duy, ứng xử, nghiên cứu và đề cao máy móc như một dạng tự nhiên; cũng như những hệ quả đi kèm mà lối suy nghĩ này dấy lên. Triển lãm chia sẻ loạt tác phẩm nhiếp ảnh và hình ảnh động nhằm thể hiện tâm thế ngưỡng mộ, đồng thời cùng sự lo ngại, cấp bách của các nghệ sĩ trước những khuôn mẫu, sự ;ợi dụng tài nguyên, mối tương quan tâm lý cũng như những hư cấu lịch sử hằng tồn tại trong mặc định của con người về Tự nhiên và Máy móc.
Được chia thành bốn khu vực trưng bày theo bốn chủ đề, triển lãm là lời thỉnh cầu tối hậu đề ta suy ngẫm về những hậu quả, đạo đức mà sự thờ phụng, ngưỡng mộ công nghệ gây ra. Mặc dù ta có thể bắt gặp và cảm nhận cái đẹp xuyên suốt các tác phẩm và hình ảnh động trong triển lãm thì (với lương tâm sáng suốt và với tư cách là những người tiêu thụ hình ảnh ở thế kỷ 21) ta cũng hiều rằng cái đẹp này – trớ trêu thay – lại bắt nguồn từ những gì độc hại, tàn lụi…
Trung tâm nghệ thuật đương đại The Factory là công trình đầu tiên ở Việt Nam dược xây dựng dành riêng cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật đương đại, được thành lập vào tháng 4-2016. là một tổ chức cá nhân và độc lập, The Factory xây dựng và giới thiệu các hoạt động mang tình liên ngành nhằm mở rộng kiến thức về nghệ thuật đương đại và các xu hương văn hóa ờ Việt Nam. Ngoài ra, The Factory còn bao gồm một thư viện nghệ thuật với tài liệu nghiên cứu phong phú, chuỗi chương trình workshop giáo dục, kết hợp song song với nhà hàng và quán cà phê. Hoạt động như một doanh nghiệp xã hội, mọi lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của The Factory đều được dầu tư tiếp tục vào các chương trình nghệ thuật trong tương lai.