Trường phái “Hình tượng” nhấn mạnh vẻ đẹp của chủ đề, tông màu và bố cục, không đề cao mục đích hiện thực hóa chủ đề. Tên của trường phái này bắt nguồn từ ý nghĩ của Henry Peach Robinson, tác giả của bài viết “Những ảnh hưởng của tranh ảnh trong nghệ thuật nhiếp ảnh” (1869). Ông mong muốn tách rời yếu tố nghệ thuật trong nhiếp ảnh ra khỏi các vấn đề khoa học, mà nó được áp dụng. Robinson đề xuất nhiều chủ đề thích đáng và nhiều lời khuyên liên quan đến việc bố cục, bao gồm cả việc ghép các phần của bức ảnh khác nhau lại để tạo thành một hình ảnh “lắp ghép”…
Trường phái “Hình tượng” được hình thành vào cuối những năm 1860 và thống trị trong suốt mười năm đầu của thế kỷ 20. Nó sử dụng máy ảnh như một công cụ, giống như cọ vẽ và cái đục, được dùng trong nghệ thuật tạo hình. Vì vậy những bức ảnh có thể có những giá trị thẩm mỹ và được liên kết với thế giới trình diễn nghệ thuật.
Bức ảnh Đầu xuân “Early Spring” – Henry Peach Robinson (1860)
Trước 1900, các nhóm Linked Ring ở Anh, câu lạc bộ nhiếp ảnh ở Paris, Kleeblatt ở Đức và Áo, và nhóm Photo-Secession ở Hoa Kỳ đã góp công nâng nhiếp ảnh lên thành một loại hình nghệ thuật.
Để đạt được mục tiêu này, một số nhiếp ảnh bỏ qua công việc làm bằng tay trên phim âm bản và dùng những phương thức rửa hình đặc biệt bằng cách dùng các hóa chất khác như chất dính bi-cro-mat và bro-moi. Ngoài ra, nó còn bảo đảm rằng mỗi tấm ảnh phải có những khác biệt so với bức ảnh khác được tạo ra trên cùng một tấm phim âm bản. Những nhiếp ảnh gia thuộc trường phái “Hình tượng” cũng thích thể hiện tác phẩm của họ trên khung hình nghệ thuật và thảm nền.
Frederick H. Evans ( Evans, Frederick H. ), Robert Demachy, và Heinrich Kuhn nằm trong số những người châu Âu nổi tiếng của trào lưu này. Trong khi ở Hoa Kỳ có Alvin Langdon Coburn, F.Holland Day, Gertrude Käsebier, Edward Steichen, Alfred Stieglitz, và Clarence H. White
Những tác phẩm sau này của những nhiếp ảnh gia thuộc trường phái “Hình tượng” ở Hoa Kỳ, như Stieglitz, Paul Strand và Edward Weston, đã trở nên ít chú tâm đến nét đẹp chủ đề và những tác động xung quanh. Nhưng vài năm sau chiến tranh thế giới I, những ý tưởng cũ được duy trì bởi các nhóm Pictorial Photography của Mỹ.
Vào cuối những năm 1920, mỹ học hiện đại đã lấn chiếm, và thời kỳ “Hình tượng” được cho là chỉ mô tả những tục lệ nhàm chán.
(dịch bởi vnolas; trích dịch từ nguồn universalium.academic.ru)
Một bài viết không thể hiện sự hiểu biết cá nhân của tác giả mà chỉ là những trích dẫn quan điểm cá nhân của một người khác, thiếu những dẫn chứng cụ thể. Nói chung là tác giả nên nghiên cứu thêm.