hội nhiếp ảnh tp. hồ chí minh

Ho Chi Minh City Photography Association

Facebook Youtube
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Thông tin Hội
    • Thông Tin Chung
    • Tin về Hội
  • Các cuộc thi
    • CUỘC THI TRONG NƯỚC
    • CUỘC THI QUỐC TẾ
  • Đào tạo
  • Sáng tác – Triển lãm
    • TRIỂN LÃM
    • SÁNG TÁC
  • Lý luận – Phê bình
  • Hội viên
    • Quy chế
    • Điều lệ
    • Danh sách Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra
    • Danh sách Hội đồng nghệ thuật và các ban chuyên môn
    • DANH SÁCH 5 CLB
    • DANH SÁCH 22 CHI HỘI
      • Chi hội Nhiếp ảnh Ánh Dương
      • Chi hội Nhiếp ảnh Ánh Sáng
      • Chi hội Nhiếp ảnh Bến Nghé
      • Chi hội Nhiếp ảnh Bến Thành
      • Chi hội Nhiếp ảnh Bông Sen
      • Chi hội Nhiếp ảnh Chân Trời Mới
      • Chi hội Nhiếp ảnh Chiến Sĩ
      • Chi hội Nhiếp ảnh Chợ Lớn
      • Chi hội Nhiếp ảnh Đầm Sen
      • Chi hội Nhiếp ảnh Đất Lành
      • Chi hội Nhiếp ảnh Gia Định I
      • Chi hội Nhiếp ảnh Gia Định II
      • Chi hội Nhiếp ảnh Hải Âu
      • Chi hội Nhiếp ảnh Người Cao Tuổi
      • Chi hội Nhiếp ảnh Những Người Bạn
      • Chi hội Nhiếp ảnh Phương Nam
      • Chi hội Nhiếp ảnh Quê Hương
      • Chi hội Nhiếp ảnh Sài Gòn
      • Chi hội Nhiếp ảnh Tân Phú
      • Chi hội Nhiếp ảnh Thông Tấn Xã
      • Chi hội Nhiếp ảnh Văn Phòng
      • Chi hội Nhiếp ảnh Xuân 90
  • Chia sẻ
    • Video
  • Liên hệ
Menu
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Thông tin Hội
    • Thông Tin Chung
    • Tin về Hội
  • Các cuộc thi
    • CUỘC THI TRONG NƯỚC
    • CUỘC THI QUỐC TẾ
  • Đào tạo
  • Sáng tác – Triển lãm
    • TRIỂN LÃM
    • SÁNG TÁC
  • Lý luận – Phê bình
  • Hội viên
    • Quy chế
    • Điều lệ
    • Danh sách Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra
    • Danh sách Hội đồng nghệ thuật và các ban chuyên môn
    • DANH SÁCH 5 CLB
    • DANH SÁCH 22 CHI HỘI
      • Chi hội Nhiếp ảnh Ánh Dương
      • Chi hội Nhiếp ảnh Ánh Sáng
      • Chi hội Nhiếp ảnh Bến Nghé
      • Chi hội Nhiếp ảnh Bến Thành
      • Chi hội Nhiếp ảnh Bông Sen
      • Chi hội Nhiếp ảnh Chân Trời Mới
      • Chi hội Nhiếp ảnh Chiến Sĩ
      • Chi hội Nhiếp ảnh Chợ Lớn
      • Chi hội Nhiếp ảnh Đầm Sen
      • Chi hội Nhiếp ảnh Đất Lành
      • Chi hội Nhiếp ảnh Gia Định I
      • Chi hội Nhiếp ảnh Gia Định II
      • Chi hội Nhiếp ảnh Hải Âu
      • Chi hội Nhiếp ảnh Người Cao Tuổi
      • Chi hội Nhiếp ảnh Những Người Bạn
      • Chi hội Nhiếp ảnh Phương Nam
      • Chi hội Nhiếp ảnh Quê Hương
      • Chi hội Nhiếp ảnh Sài Gòn
      • Chi hội Nhiếp ảnh Tân Phú
      • Chi hội Nhiếp ảnh Thông Tấn Xã
      • Chi hội Nhiếp ảnh Văn Phòng
      • Chi hội Nhiếp ảnh Xuân 90
  • Chia sẻ
    • Video
  • Liên hệ
Untitled-1
bombofoto-dot-com
Stabilgears-dot-com
Banner-Leofoto-2021_resize
LBM-LOGO
Previous
Next
Trang chủ Tin tức Góc kỹ thuật

Tìm hiểu ISO trên máy ảnh

hopa Bởi hopa
16/12/2011
in Góc kỹ thuật
0

Phần lớn máy ảnh hiện đều hỗ trợ khá nhiều giá trị ISO, trong đó phổ biến nhất là dải ISO từ 100 đến 800. ISO càng cao, cảm biến càng nhạy với ánh sáng.

 

Hai ảnh chụp cùng một đối tượng với thiết lập ISO 100 (trái) và ISO 3.200 (phải).
Hai ảnh chụp cùng một đối tượng với thiết lập ISO 100 (trái) và ISO 3.200 (phải). ISO càng thấp, ảnh càng đỡ bị nhiễu hạt và có dải tương phản rộng. Ảnh: Digital Photography School.

Tốc độ phim (Film speed) là thước đo độ nhạy của một tấm phim ảnh với cường độ ánh sáng môi trường. Các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành sử dụng chuẩn ISO để biểu thị độ nhạy phim thay cho chuẩn GOST từng được Liên Xô áp dụng cho các thiết bị quang học của mình trước năm 1987. Ba chuẩn ISO 5800:1987, ISO 6:1993 và ISO 2240:2003 sẽ được dùng lần lượt cho phim màu âm bản, phim đen trắng âm bản và phim màu đảo ngược. Chỉ số ISO càng nhỏ thì độ nhạy sáng của phim càng thấp nhưng tấm ảnh bạn thu được sẽ đỡ bị nhiễu và thể hiện được nhiều chi tiết hơn.

Ảnh: Wiki
Bảng giá trị tương phản động của Canon 1D Mark II khi tăng dần ISO. ISO dao động trong khoảng 50 – 400 thường cho ra những bức ảnh có độ tương phản lý tưởng ứng với khả năng thể hiện dải màu tốt nhất của cảm biến. Ảnh: Wiki.

Trong các thiết bị thu hình kỹ thuật số, ISO dùng để chỉ độ nhạy sáng của cảm biến hình ảnh (hay còn gọi là cảm quang). Tương tự nguyên tắc áp dụng cho phim ảnh, thiết lập ISO càng thấp thì cảm biến càng kém nhạy với ánh sáng môi trường, tức là bức ảnh xuất ra sẽ càng tối nếu đặt cùng một tốc độ màn trập. Bù lại, bức ảnh này sẽ mịn hạt và ít xuất hiện những chi tiết giả số. Sự phát triển của kỹ thuật sản xuất linh kiện điện tử và các thuật toán xử lý dữ liệu đi kèm đã giúp nâng độ nhạy sáng ISO trên máy ảnh lên tới con số 102.400 (Nikon D3s, Canon 1D Mark IV), gấp 32 lần độ nhạy sáng cao nhất của phim ảnh (Kodak T-Max 3.200). Lưu ý rằng, giá trị ISO cũng ảnh hưởng đến độ tương phản động trên ảnh. ISO dao động trong khoảng 50 – 400 thường cho ra những bức ảnh có độ tương phản lý tưởng ứng với khả năng thể hiện dải màu tốt nhất của cảm biến.

Thông số phơi sáng (tính bằng giây) và nhạy sáng (tính bằng ISO) luôn là hai vấn đề gây nhiều phiền nhiễu nhất đối với người cầm máy, đặc biệt là những người mới bắt đầu. Phần lớn máy ảnh kỹ thuật số trên thị trường hiện nay đều hỗ trợ khá nhiều giá trị ISO, trong đó phổ biến nhất là dải ISO từ 100 đến 800. ISO càng cao, cảm biến càng nhạy với ánh sáng. Do đó, thời gian mở cửa trập sẽ càng nhanh, giúp bắt được chuyển động nhanh hoặc tránh nhòe ảnh do sự lung lắc của thân máy. Một số kỹ thuật nhiếp ảnh đặc biệt như chụp chậm, phơi đêm và đồng bộ chậm flash lại yêu cầu thời gian mở cửa trập khá lâu (1/20 cho đến hàng chục giây). Để đảm bảo bức ảnh không bị thừa sáng quá mức, bắt buộc bạn phải hạ thấp giá trị ISO và/hoặc khép sâu khẩu độ F-stop.

Ảnh: Nguyễn Tiến Hòa
Những tình huống chụp khác nhau đòi hỏi người chụp linh hoạt trong việc điều chỉnh các thông số, đặc biệt là giá trị nhạy sáng ISO. Ảnh: Nguyễn Tiến Hòa

ISO 100 thường được coi là giá trị nhạy sáng mặc định (normal) để giúp bạn có được một bức ảnh chuẩn nhất với một lượng không đáng kể nhiễu hạt.

Khi thiết lập ISO, luôn phải đặt ra bốn câu hỏi trong đầu:

1. Ánh sáng – đối tượng đã đủ sáng chưa?

2. Nhiễu – bạn muốn một bức ảnh không có nhiễu hay hơi nhiễu một chút để tăng tính nghệ thuật?

3. Chân máy – có cần sử dụng chân máy hay không?

4. Đối tượng chuyển động – đối tượng của bạn đang chuyển động hay đứng yên?

Với những tình huống chụp ngoài trời và chân dung đủ sáng, thông thường, nên đặt ISO 100 hoặc 200. Nếu thời điểm chụp là lúc trời âm u sắp mưa hoặc sáng sớm mà bạn lại không có chân máy, hãy đẩy ISO lên cao một chút (khoảng 400 đến 800). Một số tình huống bắt buộc phải thiết lập giá trị nhạy sáng ISO ở mức cao nhất có thể như nhiếp ảnh thể thao trong nhà, rạp hát, nhà thờ, phòng trưng bày nghệ thuật, những nơi không cho phép sử dụng đèn flash hoặc flash không có tác dụng rõ rệt.

Trần Hạ

Bài viết trước

15 điều người dùng máy tính nên biết

Bài tiếp theo

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trương Vững đoạt giải ảnh của Nhật Bản

Bài tiếp theo

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trương Vững đoạt giải ảnh của Nhật Bản

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *













Bài viết mới nhất

Giao lưu nhiếp ảnh TP.HCM – Bảo Lộc – Bình Dương – Đồng Nai – Đắk Nông – Đắk Lắk: Sắc Xuân nghĩa tình

28/01/2023

HOPA CHÚC TẾT THÀNH UỶ TP HCM

19/01/2023

Hội Nhiếp ảnh TP.HCM tổ chức Lễ tổng kết công tác năm 2022, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2023

17/01/2023

Thi ảnh nghệ thuật Quận 8, lần thứ 10 – Xuân Quý Mão 2023

15/01/2023

TRI ÂN ĐẦU NĂM MỚI

15/01/2023
  • Địa chỉ: 122 Sương Nguyệt Anh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • E-mail: hopavn@gmail.com
  • Điện thoại: (028) 383 233 26 - (028) 3 8397 740
  • Giấy phép số: 40/GP-STTTT ngày 30/08/2022

Copyright © 2011
Bản quyền thuộc về Ho Chi Minh City Photographic Association.

Thiết kế bởi SALA MEDIA

vi Tiếng Việt
ar العربيةzh-CN 简体中文zh-TW 繁體中文cs Čeština‎nl Nederlandsen Englishfr Françaisde Deutschit Italianoja 日本語ko 한국어la Latinpt Portuguêsru Русскийsr Српски језикsk Slovenčinaes Españolvi Tiếng Việt

  • Gọi điện

  • Gọi ngay

  • Chat zalo

  • Chat FB