hội nhiếp ảnh tp. hồ chí minh

Ho Chi Minh City Photography Association

Facebook Youtube
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Thông tin Hội
    • Thông Tin Chung
    • Tin về Hội
  • Các cuộc thi
    • CUỘC THI TRONG NƯỚC
    • CUỘC THI QUỐC TẾ
  • Đào tạo
  • Sáng tác – Triển lãm
    • TRIỂN LÃM
    • SÁNG TÁC
  • Lý luận – Phê bình
  • Hội viên
    • Quy chế
    • Điều lệ
    • Danh sách Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra
    • Danh sách Hội đồng nghệ thuật và các ban chuyên môn
    • DANH SÁCH 5 CLB
    • DANH SÁCH 22 CHI HỘI
      • Chi hội Nhiếp ảnh Ánh Dương
      • Chi hội Nhiếp ảnh Ánh Sáng
      • Chi hội Nhiếp ảnh Bến Nghé
      • Chi hội Nhiếp ảnh Bến Thành
      • Chi hội Nhiếp ảnh Bông Sen
      • Chi hội Nhiếp ảnh Chân Trời Mới
      • Chi hội Nhiếp ảnh Chiến Sĩ
      • Chi hội Nhiếp ảnh Chợ Lớn
      • Chi hội Nhiếp ảnh Đầm Sen
      • Chi hội Nhiếp ảnh Đất Lành
      • Chi hội Nhiếp ảnh Gia Định I
      • Chi hội Nhiếp ảnh Gia Định II
      • Chi hội Nhiếp ảnh Hải Âu
      • Chi hội Nhiếp ảnh Người Cao Tuổi
      • Chi hội Nhiếp ảnh Những Người Bạn
      • Chi hội Nhiếp ảnh Phương Nam
      • Chi hội Nhiếp ảnh Quê Hương
      • Chi hội Nhiếp ảnh Sài Gòn
      • Chi hội Nhiếp ảnh Tân Phú
      • Chi hội Nhiếp ảnh Thông Tấn Xã
      • Chi hội Nhiếp ảnh Văn Phòng
      • Chi hội Nhiếp ảnh Xuân 90
  • Chia sẻ
    • Video
  • Liên hệ
Menu
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Thông tin Hội
    • Thông Tin Chung
    • Tin về Hội
  • Các cuộc thi
    • CUỘC THI TRONG NƯỚC
    • CUỘC THI QUỐC TẾ
  • Đào tạo
  • Sáng tác – Triển lãm
    • TRIỂN LÃM
    • SÁNG TÁC
  • Lý luận – Phê bình
  • Hội viên
    • Quy chế
    • Điều lệ
    • Danh sách Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra
    • Danh sách Hội đồng nghệ thuật và các ban chuyên môn
    • DANH SÁCH 5 CLB
    • DANH SÁCH 22 CHI HỘI
      • Chi hội Nhiếp ảnh Ánh Dương
      • Chi hội Nhiếp ảnh Ánh Sáng
      • Chi hội Nhiếp ảnh Bến Nghé
      • Chi hội Nhiếp ảnh Bến Thành
      • Chi hội Nhiếp ảnh Bông Sen
      • Chi hội Nhiếp ảnh Chân Trời Mới
      • Chi hội Nhiếp ảnh Chiến Sĩ
      • Chi hội Nhiếp ảnh Chợ Lớn
      • Chi hội Nhiếp ảnh Đầm Sen
      • Chi hội Nhiếp ảnh Đất Lành
      • Chi hội Nhiếp ảnh Gia Định I
      • Chi hội Nhiếp ảnh Gia Định II
      • Chi hội Nhiếp ảnh Hải Âu
      • Chi hội Nhiếp ảnh Người Cao Tuổi
      • Chi hội Nhiếp ảnh Những Người Bạn
      • Chi hội Nhiếp ảnh Phương Nam
      • Chi hội Nhiếp ảnh Quê Hương
      • Chi hội Nhiếp ảnh Sài Gòn
      • Chi hội Nhiếp ảnh Tân Phú
      • Chi hội Nhiếp ảnh Thông Tấn Xã
      • Chi hội Nhiếp ảnh Văn Phòng
      • Chi hội Nhiếp ảnh Xuân 90
  • Chia sẻ
    • Video
  • Liên hệ
Untitled-1
bombofoto-dot-com
Stabilgears-dot-com
Banner-Leofoto-2021_resize
LBM-LOGO
Previous
Next
Trang chủ Tin tức Tin Quan Trọng

THÀNH TÍCH CỦA CỐ NSNA LÂM TẤN TÀI

Biên tập viên HOPA Bởi Biên tập viên HOPA
07/03/2023
in Tin Quan Trọng, Tin tức
0

(TỔNG HỢP TỪ HỘI THẢO CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP LÂM TẤN TÀI)

 

Cố NSNA Lâm Tấn Tài

Bút danh: Phan Lâm

Sinh ngày 22/5/1935 –  Mất ngày 07/8/2001

Nguyên quán: xã Mỹ An Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp

Địa chỉ: 122 Sương Nguyệt Anh, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Đơn vị công tác: Hội Nhiếp ảnh thành phố Hồ Chí Minh

Quá trình công tác  

1947 – 1954: Tham gia Cách mạng

1954 – 1960: Học trường bổ túc công nông Trung ương

1960 – 1966: Học Đại học Lomonosov (Liên Xô)

1966 – 1977: Phóng viên chiến trường Miền Nam – Thông tấn xã Giải phóng

1977 – 1981: Công tác tại Hội Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh

1981 – 2000: Tổng thư ký Hội Nhiếp ảnh thành phố Hồ Chí Minh.

Giải thưởng

2016: Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.

Khen thưởng

Huy chương Thành đồng Tổ Quốc

Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì

Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba

Huân chương Quyết thắng hạng Nhất

Huân chương Lao động hạng Nhất

Huy chương Vì sự nghiệp Báo chí cách mạng Việt Nam

Huy chương Chiến sỹ Văn hóa

Huy chương Vì sự nghiệp phát triển Văn học Nghệ thuật Việt Nam

Huy chương Vì sự nghiệp phát triển Nhiếp ảnh Việt Nam

 

 TÓM TẮT THÀNH TÍCH

 LÂM TẤN TÀI

NGƯỜI THIẾU NIÊN SỚM GIÁC NGỘ CÁCH MẠNG

        Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lâm Tấn Tài sinh ngày 22 tháng 5 năm 1935 tại phường Thắng Tam, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Trước Cách Mạng Tháng 8, gia đình ông thuộc tầng lớp bần nông, cha mẹ ông trồng cà phê cho đồn điền ở Xuân Lộc – Bà Rịa. Sau 1945, cả gia đình chuyển vào khu giải phóng ở Phước Chí, Long Thành, Biên Hòa làm rẫy và tham gia các công tác ở địa phương. Cha ông làm hội phó Hội bảo trợ dân quân, còn mẹ ông làm hội trưởng hội mẹ chiến sĩ của xã.

        Năm 1947, quân Pháp kéo đến tàn phá, xâm chiếm địa phương nơi ông sinh sống, khiến gia đình ông và rất nhiều những gia đình khác phải tản cư. Trong những tháng ngày tản cư đó, ông có duyên may được gặp gỡ trò chuyện với các anh bộ đội rồi nhanh chóng bị cuốn hút bởi những câu chuyện về lao động, học tập và chiến đấu của các chiến sĩ cách mạng. Ông đã táo bạo xin phép gia đình để được đi theo tham gia cùng các anh chiến sĩ, mong muốn đóng góp một phần sức lực nhỏ nhoi của mình cho công cuộc kháng chiến của dân tộc.

        Cha mẹ ông ban đầu không đồng ý vì cảm thấy con mình còn khá nhỏ, đồng thời đây cũng là đứa con trai duy nhất còn ở lại với họ, sau khi hai con trai lớn hơn đã tham gia cách mạng từ trước đó. Sau rất nhiều sự động viên thuyết phục, cuối cùng cha mẹ ông mới đồng ý cho con được theo chân các anh của mình, với mong muốn con sẽ được học tập, rèn luyện và tu dưỡng để trở thành một người có kiến thức, có lý tưởng và giúp ích cho đời. Vậy là tháng 5/1947, cậu thiếu niên Lâm Tấn Tài chính thức thoát ly gia đình theo cách mạng.

        Những năm đầu tham gia cách mạng, ông được phân công các nhiệm vụ như làm liên lạc cho cơ quan công an huyện Long Thành, làm trinh sát đại đội B chi đội 16, trung đoàn 397 và làm văn công phòng quốc dân thiểu số Tỉnh Bà Rịa.

        Đến tháng 10/1954, Lâm Tấn Tài theo tàu tập kết ra Bắc, nơi ông được học văn hóa tại trường học sinh miền Nam và học bổ túc “cần công kiệm học” ở Thái Bình, Hà Đông, Hải Dương. Cũng từ đợt tập kết này, ông rời xa nơi chôn nhau cắt rốn của mình và chính thức mất liên lạc với cha mẹ, người thân ở Bà Rịa Vũng Tàu.

LÂM TẤN TÀI

MỘT PHÓNG VIÊN CHIẾN TRƯỜNG QUẢ CẢM VÀ ĐẦY TRÁCH NHIỆM

        Từ 8/1961 đến 7/1964, Lâm Tấn Tài theo học khoa khảo cổ học tại trường Đại học Tổng hợp Lomonosov ở Liên Xô. Tháng 8/1964 ông được rút về nước, tiếp tục theo học khoa sử tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó tham gia lớp đào tạo thông tấn báo chí do cơ quan Việt Nam Thông Tấn Xã mở vào năm 1965. Đợt đào tạo này là để cung cấp cho Thông tấn xã giải phóng một lực lượng phóng viên ảnh nòng cốt nhằm chuẩn bị cho chiến trường B2 ở miền Nam.

Chưa kịp nhận bằng tốt nghiệp của Đại học Tổng hợp thì chiều thứ bảy ngày 22/6/1966 Lâm Tấn Tài đã cùng đồng đội rời thủ đô Hà Nội, bắt đầu hành trình vượt Trường Sơn lần thứ nhất. Với chiếc máy ảnh Exakta trong tay, phóng viên chiến trường Lâm Tấn Tài đã ghi lại hàng trăm bức ảnh đen trắng về con đường chiến lược nối hai miền Nam Bắc – Đường Hồ Chí Minh. Đây cũng là tên tập sách ảnh đầu tiên của ông được xuất bản vào năm 1997 với 332 bức ảnh tư liệu quý báu.

Mở đầu sách ảnh, Lâm Tấn Tài tự bạch: “Ba tiếng “Vượt Trường Sơn”, đối với chúng tôi, những người con của miền Nam, đó là nghĩa vụ và tiếng gọi thiêng liêng của quê hương”. Có lẽ ý thức được nghĩa vụ đó mà Lâm Tấn Tài đã trở thành một trong số rất hiếm những người 2 lần vượt Trường Sơn. Đoạn đường hơn 1.500km đầy chông gai hiểm trở nơi rừng thiêng nước độc ấy chưa bao giờ cản nổi bước chân người lính trẻ có thể hình nhỏ bé nhưng chứa đựng một quyết tâm vô cùng to lớn như ông.

Không chỉ được biết đến với thành tích 2 lần tình nguyện vượt Trường Sơn, Lâm Tấn Tài còn được anh em, bạn bè và đồng đội ngưỡng mộ khi là phóng viên ảnh duy nhất của Thông Tấn Xã luôn đem theo bên mình mọi dụng cụ cần thiết cho việc tráng rọi ảnh vào bất cứ lúc nào. Ở những năm 1965-1966, mỗi người chiến sĩ vượt Trường Sơn đều phải mang vác theo một khối lượng hành lý, vũ khí, thuốc men và thực phẩm nặng trung bình từ 25-30kg. Vậy mà Lâm Tấn Tài còn xoay sở để đem theo cả “phòng tối” và máy ảnh, mới thấy những nỗ lực cố gắng của ông là phi thường thế nào.

Ông từng chia sẻ: “Việc bảo quản phim, máy là việc rất khó. Súng ướt còn bắn được, súng hư có thể lãnh súng khác hoặc thu chiến lợi phẩm của địch mà trang bị, còn máy ảnh hỏng thì đành  bó tay”. Với tâm niệm như vậy, cả cuộc đời tham gia cách mạng và làm phóng viên chiến trường, Lâm Tấn Tài luôn xem chiếc máy ảnh như một người bạn ‘tri kỷ” gắn bó, cùng sống và chiến đấu, lần duy nhất ông để lạc mất máy ảnh là trong chiến dịch Mậu Thân 1968.

Tham gia cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Lâm Tấn Tài với tư cách phóng viên ảnh cùng với Hồ Minh Châu là phóng viên tin tức đã sớm có mặt tại Phân Khu 2, tức mặt trận Tây Bắc – Sài Gòn. Hai người đã sát cánh cùng tiểu đoàn 6 Quyết Thắng, tiểu đoàn trưởng Lê Minh Xuân, tấn công vào khu vực chùa Ấn Quang. Bằng ống kính của mình, Lâm Tấn Tài đã ghi lại những hình ảnh chiến đấu vô cùng quý báu tại các con hẻm và trên đường phố Sài Gòn.

Thế nhưng không may sau đó, tổ chiến đấu của ông bất ngờ bị trúng pháo của địch. Phóng viên Hồ Minh Châu và nhiều chiến sĩ của tiểu đoàn hy sinh tại chỗ. Lâm Tấn Tài bị thương và được người dân đưa vào bệnh viện Chợ Rẫy. Tại đây ông được cứu chữa kịp thời, nhưng mắt trái của ông do trúng mảnh pháo nên không giữ được nữa. Ngay sau khi tỉnh dậy, Lâm Tấn Tài ý thức được hiểm nguy rình rập khi đang ở ngay trong lòng địch và có thể bị phát hiện thân phận bất cứ lúc nào, vậy là trong đêm tối hôm đó, ông liều lĩnh tìm cách trốn thoát.

Sau hơn 2 tháng trời được một gia đình người Sài Gòn cưu mang, đùm bọc, che giấu, Lâm Tấn Tài cuối cùng cũng tìm được đường quay trở lại Phân khu 2, trước khi được chuyển tiếp về lại miền Bắc để chữa trị và lắp mắt giả. Câu chuyện sống sót diệu kỳ của Lâm Tấn Tài trong chiến dịch Mậu Thân là một trong những giai thoại được anh em, đồng đội nhắc đến nhiều nhất mỗi khi nói về ông. Nhưng có lẽ cũng vì vậy mà nhiều người không biết rằng vết lõm ở hốc mắt trái của ông không phải là vết thương duy nhất mà ông có.

Mảnh đạn làm hư mắt ông thực chất vẫn nằm lại ở gần đuôi mắt và mãi đến những năm sau chiến tranh, ông mới có cơ hội được mổ lấy ra. Thế nhưng, một mảnh đạn khác ghim vào phần ngực của ông thì không may mắn như vậy, do vị trí khá sâu và trình độ y khoa còn hạn chế, mảnh đạn đó đã vĩnh viễn nằm lại trong cơ thể Lâm Tấn Tài, đi theo cùng ông trong suốt cuộc đời còn lại, cho đến tận ngày ông trở về với đất mẹ.

Bất chấp những thương tật từ trận Mậu Thân năm đó, ngay sau khi được chữa trị và bình phục, Lâm Tấn Tài lại tiếp tục ôm máy ảnh tiến về Sài Gòn. Ông là phóng viên duy nhất của Thông tấn xã Giải phóng đã 3 lần tiến về Sài Gòn. Nhà báo Chu Chí Thành đã từng viết về ông: “trong suốt 9 năm bám trụ ở chiến trường Nam Bộ, không có “điểm nóng” hay “cung đường lửa” nào không in dấu chân của Lâm Tấn Tài.

Tháng 3/1973, thi hành hiệp định Paris, Lâm Tấn Tài được biệt phái tháp tùng tướng Trần Văn Trà, trưởng đoàn Đại biểu quân sự của chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, tham gia hội nghị quân sự 4 bên, ghi lại hình ảnh của phái đoàn tại trại David và những hình ảnh có tính lịch sử khi quân đội Mỹ rút khỏi chiến trường Việt Nam. Ông chính là người đã ghi lại hình ảnh đại tá không quân Odel, sĩ quan Mỹ cuối cùng rời sân bay Tân Sơn Nhất trưa ngày 29/3/1973.

Trưa ngày 30/4/1975, Lâm Tấn Tài cùng lực lượng giải phóng quân tiến vào Sài Gòn. Ông cũng là người đã chụp ảnh nội các Dương Văn Minh tại lễ phóng thích ở phòng khánh tiết Dinh Độc Lập, kết thúc những tháng ngày chiến tranh gian khó, đánh dấu cuộc kháng chiến thành công và bắt đầu chuỗi ngày hòa bình, chung tay tái thiết, xây dựng lại đất nước.

 

LÂM TẤN TÀI

NHIẾP ẢNH GIA NGHỆ THUẬT ĐẦY TÂM HUYẾT

       Ở cương vị phóng viên chiến trường, Lâm Tấn Tài được xem là một mũi nhọn của Thông Tấn xã Việt Nam với gia tài là một khối lượng ảnh tư liệu khổng lồ đóng góp vào kho tàng lịch sử cách mạng của dân tộc. Cũng chính bởi sự cống hiến to lớn hết mình đó của ông mà tên tuổi Lâm Tấn Tài thường được mặc định gắn liền với “Ảnh thời chiến”. Đây cũng là tên quyển sách ảnh thứ hai của ông, xuất bản năm 2000 với hơn 500 bức ảnh.

Ít người biết rằng ở cương vị người cầm máy, Lâm Tấn Tài còn là một nghệ sĩ nhiếp ảnh tài ba. Không khó để nhận thấy chất trữ tình trong các tác phẩm nhiếp ảnh của ông, dù là ảnh thời chiến hay thời bình. Ảnh chiến tranh của ông tuy phản ánh hiện thực nhưng lại không hề khô khan bi đát, trái lại người xem luôn cảm nhận được sự lạc quan thi vị trong từng bối cảnh khung hình mà ông ghi lại. Ảnh chân dung của ông luôn có những đôi mắt biết nói, những ánh nhìn tả chân khiến người xem thực sự cảm nhận được ông đã dùng cả trái tim để khắc họa mỗi con người. Ảnh phong cảnh của ông thì luôn có một nét bố cục ánh sáng rất riêng, có lẽ do ông nhìn cuộc đời với một bên mắt còn lại nên tầm nhìn của ông sáng tạo hơn và vượt ra khỏi khuôn khổ của những lý thuyết giáo khoa.

Bất kỳ ai quen biết Lâm Tấn Tài đều sẽ có một câu chuyện nào đó để kể về niềm đam mê sáng tác của ông. Lâm Tấn Tài thích chụp cái đẹp, ông chụp trong mọi hoàn cảnh và ở bất cứ nơi đâu. Có khi đang ngồi trên xe đi công tác, băng qua một ruộng lúa ven đường, ông đột ngột yêu cầu tài xế dừng xe rồi vác máy ảnh mở cửa xe chạy vào ruộng lúa. Lát sau ông quay trở ra thông báo cho những người trên xe mình vừa chụp được hình ảnh tát gàu sòng của hai cô thôn nữ. Mọi người trên xe rất ngạc nhiên vì không ngờ thị lực của ông có thể nhìn xa và lên ý tưởng nhanh như vậy. Thời đó chưa có máy ảnh kỹ thuật số, nên thường phải đợi đến sau khi tráng phim mới biết được ảnh có đạt hay không. Với Lâm Tấn Tài, dù có “đốt” bao nhiêu cuộn phim thì xác suất ảnh bị hư hay out nét là gần như không có.

Không chỉ nhanh nhạy nắm bắt khoảnh khắc, Lâm Tấn Tài còn rất kiên nhẫn để có được một tác phẩm đẹp. Còn nhớ những năm 80, loài sếu đầu đỏ thường bay về Tràm Chim theo mùa. Để có những bức ảnh đẹp chụp sếu đầu đỏ, Lâm Tấn Tài sẵn sàng dành hơn một tháng trời ngày đêm “phục” ở Đồng Tháp Mười để canh chụp cho bằng được hình ảnh đàn sếu bay về. Nhìn hình ảnh ông nằm im trong các ụ rơm với ống kính trên tay kiên nhẫn chờ đợi từng khoảnh khắc, mới thấy bầu nhiệt huyết sáng tác của ông là bất tận. Cùng với nhiếp ảnh gia Minh Lộc, Lâm Tấn Tài được xem là một trong những người đầu tiên chụp ảnh sếu đầu đỏ ở Việt Nam.

Trong chiến tranh, dấu chân của Lâm Tấn Tài in hằn khắp các mặt trận ở chiến trường miền Nam để ghi lại những hình ảnh tư liệu lịch sử quý báu. Đến thời bình, đôi chân ấy vẫn không hề mệt mỏi, vẫn đưa ông đi dọc các miền tổ quốc để lưu giữ những hình ảnh về cuộc sống và con người Việt Nam trong công cuộc đổi mới. Cứ thỉnh thoảng ông lại cùng anh em, đồng đội làm một chuyến đi xuyên Việt bằng xe máy, đi dọc đường mòn Hồ Chí Minh để thăm lại những cứ điểm ngày xưa, nơi ông từng đánh đổi máu xương của mình vì một nền độc lập cho dân tộc. Và kết thúc mỗi chuyến đi, ông lại cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Với hơn 10 cuộc triển lãm ảnh cá nhân, nhiều tác phẩm nhiếp ảnh của Lâm Tấn Tài đã nhận được bằng khen, giải thưởng của Ý, Nhật, Trung Quốc, …

 

LÂM TẤN TÀI

NGƯỜI THỦ LĨNH MỞ ĐƯỜNG CỦA NHIẾP ẢNH TP.HCM

       Sau ngày đất nước thống nhất, Lâm Tấn Tài vẫn giữ vị trí Trưởng phòng biên tập phát hành ảnh bộ phận thường trú B2 của TTXVN. Tháng 10/1977, ông chuyển về công tác ở ngành nhiếp ảnh của Hội Văn Nghệ TP.HCM (nay là Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh). Ở cái thuở ban đầu chưa thành lập Hội Nhiếp Ảnh, đơn vị thường trực của ngành nhiếp ảnh chỉ có 3 người gồm Lâm Tấn Tài, Phạm Kỉnh và Phạm Lập. Ông được giao trọng trách xây dựng, tổ chức và phát triển ngành nhiếp ảnh của Miền Nam bao gồm 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và 8 tỉnh miền Đông Nam bộ. Tại thành phố Hồ Chí Minh, trong một thành phố bề bộn sau chiến tranh, đây là nhiệm vụ đầy thách thức khó khăn, không kém những ngày ở chiến trường. Có lẽ ngay từ những ngày khói lửa, tổ chức đã nhìn thấy ở ông phẩm chất quí giá, đó là sự kiên định bên cạnh đó là tính nhân văn để đặc biệt tin tưởng giao cho ông trọng trách này. Còn nhớ sau này, khi ông mất năm 2001, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đích thân đi sau linh cữu tiễn đưa ông một đoạn trên đường về với đất mẹ. Điều này có thể cho ta thấy tình cảm và sự trân trọng của lãnh đạo Đảng và Nhà nước dành cho ông quí giá đến chừng nào.

Trở lại Sài Gòn năm 1975 sau giải phóng, nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh ở lại nhưng ai cũng có nỗi lo riêng, hoàn cảnh riêng và suy nghĩ riêng. Khi đó, mấy ai còn nghĩ đến cầm máy làm nghệ thuật. Với trọng trách được trao làm “thủ lĩnh” một ngành văn hóa văn nghệ của thành phố, ông đã bắt đầu từ con người. Ông đến với những nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi danh ở Sài Gòn lúc bấy giờ như Phạm Văn Mùi, Nguyễn Mạnh Đan, Trịnh Đình Thu,… để tập hợp, gắn kết. Để làm việc này, cũng là cán bộ giải phóng nhưng ông không cứng nhắc, máy móc mà có thể do bản thân ông là người Nam bộ, quê ở Đồng Tháp nên bản tính cởi mở khoáng đạt, dễ gần, dễ mến. Cách tiếp cận của ông cũng đơn giản, chân tình thông qua nghệ thuật. Và cũng có thể do ông có được những kiến thức cơ bản qua đào tạo chính quy về nhiếp ảnh trong môi trường Đại học nên khoảng cách giữa những người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã từng sống ở chế độ cũ với người phóng viên Giải phóng như ông được thu hẹp và dễ xích lại gần nhau hơn. Kết quả là kể từ 1975, sau 6 năm vận động, năm 1981 Hội Nhiếp ảnh thành phố Hồ Chí Minh đã được thành lập với sự chung tay góp sức của nhiều nghệ sĩ, trong đó có nhiều người đã sống tại Sài Gòn trước 1975. Họ đã về chung “một nhà”. Ban Chấp hành Hội nhiệm kỳ I có những người từ chiến khu về như ông, các ông Nguyễn Đặng, Phạm Hiếu Kỉnh, Vũ Ba, … và có cả những người đã sống trong chế độ cũ như ông Trịnh Đình Thu. Sự kiện này chứng tỏ tài tổ chức của ông trong vai trò nhà lãnh đạo hoạt động nhiếp ảnh của thành phố mang tên Bác và các tỉnh Nam bộ, Miền Đông Nam bộ. Để làm được điều này, xuất phát từ tính nhân văn của người nghệ sĩ cách mạng, ông thấm nhuần chủ trương hòa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước, gạt bỏ định kiến đối với những người đã sống và tham gia chế độ cũ để cùng hướng vào nghệ thuật phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Có thể nói nhờ vào cống hiến to lớn của ông, hoạt động nhiếp ảnh nghệ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh đã nhận được sự đóng góp, nhiệt tình ủng hộ của nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh ở Sài Gòn trước 1975, đặc biệt trong công tác đào tạo. Nhiều lớp nghệ sĩ nhiếp ảnh ngày nay của thành phố đã trưởng thành từ cái nôi nghệ thuật nhiếp ảnh của thành phố – đó là Hội nhiếp ảnh Thành phố Hồ Chí Minh mà người có công to lớn gây dựng, tổ chức và phát triển là cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Lâm Tấn Tài.

Nhờ những nỗ lực của ông, ngày 28/11/1981, Hội Nhiếp ảnh Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức được thành lập theo quyết định số 274/QĐ-UB của UBND TP.HCM tại địa chỉ 122 Sương Nguyệt Anh, Quận 1. Suốt gần 20 năm ở cương vị Tổng Thư ký Hội Nhiếp Ảnh TP.HCM, Lâm Tấn Tài luôn là tấm gương lao động cần mẫn, là đầu tàu kéo phong trào nhiếp ảnh phía Nam lên tầm cao mới. Ông cũng là người phát hiện, hướng dẫn, giúp đỡ nhiều thế hệ nhiếp ảnh trẻ đi vào con đường tìm tòi, sáng tạo thông qua các cuộc thi nhiếp ảnh do HNA tổ chức. Với những cống hiến của mình, ông là NSNA đầu tiên  được Liên đoàn Nhiếp Ảnh Thế Giới phong tước hiệu ESFIAP, là tước hiệu dành cho những người có công gây dựng phong trào nhiếp ảnh trong và ngoài nước.

Không chỉ hoạt động cục bộ trong phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh, sức ảnh hưởng và sự cống hiến của Lâm Tấn Tài còn lan tỏa khắp các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Năm 1986, cùng với nhà thơ Bảo Định Giang, Lâm Tấn Tài đã khởi xướng tổ chức Liên Hoan Ảnh Nghệ Thuật khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long Lần thứ 1 tại Cần Thơ, sau đó lan rộng ra 8 khu vực trên cả nước. Lâm Tấn Tài từng nói: “Liên hoan chính là nơi đế lưu trữ ký ức lịch sử bằng hình ảnh mà 13 tỉnh trong khu vực lần lượt thực hiện. Thông qua ống kính nhiếp ảnh, mọi người có cái nhìn trực quan về sự phát triển, đổi thay từng giờ, từng ngày của cuộc sống, thiên nhiên, con người trên khắp mọi miền đất nước.” Đến nay sau hơn 35 năm, Liên hoan khu vực ĐBSCL được đánh giá nằm trong top 3 khu vực mạnh về số lượng tác giả và tốt về chất lượng ảnh tham gia.

Năm 1997, Lâm Tấn Tài đứng ra thành lập Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nhiếp ảnh TP.HCM. Với kế hoạch mới này, ông ấp ủ những dự định về việc xây dựng một bảo tàng nhiếp ảnh, phối hợp với một trường Đại học để thành lập một Khoa đào tạo nhiếp ảnh chính quy, tổ chức ký kết hợp tác với các hội, đoàn nhiếp ảnh quốc tế nhằm đưa các nhiếp ảnh gia tiềm năng đi tu nghiệp, tập huấn, nâng cao chuyên môn tại các nước phát triển v.v… Tiếc thay, ngày 7/8/2001, sau thời gian dài lâm bệnh và điều trị, ông đã vĩnh viễn ra đi, để lại những dự định vẫn còn dang dở và niềm tiếc thương vô hạn của gia đình, bạn bè, đồng đội, anh em.

Nói về con người ông, nếu chỉ nói về lòng yêu nước, chí khí của người chiến sĩ cách mạng, chất nghệ sĩ  và tài tổ chức của người lãnh đạo là chưa đủ. Cái chất nổi bật của con người ông làm cho ai cũng quí mến, cảm phục có thể nói chính là tính nhân văn, sự độ lượng và đôn hậu. Những phẩm chất cao quí và tài năng đã giúp ông vượt qua tất cả. Bên cạnh công tác quản lý Hội, với bề dày kiến thức và kinh nghiệm thực tế đúc rút được trong những năm cầm máy đã thôi thúc ông tích cực tham gia giảng dậy, truyền lại kiến thức cho thế hệ sau. Có thể nói, nhiếp ảnh cách mạng Việt Nam không thiếu những tên tuổi lớn, nhưng để tìm được một người dám hy sinh và cống hiến trọn cuộc đời cho sự phát triển của nhiếp ảnh Việt Nam thì Lâm Tấn Tài có thể xem là hiếm có. Với Giải thưởng Nhà nước được trao lần thứ 5 năm 2016 cho cụm ảnh “Những khoảnh khắc để lại”, cuộc đời và sự nghiệp của cố nghệ sĩ chiến sĩ Lâm Tấn Tài xứng đáng được tôn vinh là một người chiến sĩ anh hùng ngoài chiến trường, người nghệ sĩ chân chính trên mặt trận văn hóa, người lãnh đạo quản lý tài năng trong hoạt động nhiếp ảnh.

=========

Xin giời thiệu một số hình ảnh của HOPA về viếng mộ cố NSNA Lâm Tấn Tài – Ảnh: Kiều Anh Dũng

 

Bài viết trước

UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

Bài tiếp theo

“Không gian văn hóa nhiếp ảnh HCM” – điểm tham quan du lịch

Bài tiếp theo

“Không gian văn hóa nhiếp ảnh HCM” - điểm tham quan du lịch

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *













Bài viết mới nhất

Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam

16/03/2023

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÙA VÀNG GIẢI THƯỞNG

15/03/2023

Cuộc thi sáng tác, phổ biến tác phẩm văn học nghệ thuật đề tài “Chống dịch, cứu dân” trong LLVT Quân khu 7

13/03/2023

“Không gian văn hóa nhiếp ảnh HCM” – điểm tham quan du lịch

11/03/2023

THÀNH TÍCH CỦA CỐ NSNA LÂM TẤN TÀI

07/03/2023
  • Địa chỉ: 122 Sương Nguyệt Anh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • E-mail: hopavn@gmail.com
  • Điện thoại: (028) 383 233 26 - (028) 3 8397 740
  • Giấy phép số: 40/GP-STTTT ngày 30/08/2022

Copyright © 2011
Bản quyền thuộc về Ho Chi Minh City Photographic Association.

Thiết kế bởi SALA MEDIA

vi Tiếng Việt
ar العربيةzh-CN 简体中文zh-TW 繁體中文cs Čeština‎nl Nederlandsen Englishfr Françaisde Deutschit Italianoja 日本語ko 한국어la Latinpt Portuguêsru Русскийsr Српски језикsk Slovenčinaes Españolvi Tiếng Việt

  • Gọi điện

  • Gọi ngay

  • Chat zalo

  • Chat FB