Ngày nay không còn chuyện bàn cãi nhiếp ảnh có phải là nghệ thuật không, bởi qua rồi cái thời kỳ kéo dài trên thế kỷ mà mỗi khi bàn về nghệ thuật tạo hình người ta chỉ nghĩ đến hội họa, điêu khắc, kiến trúc… Sự phát triển của khoa học kỹ thuật như vũ bão đã đưa nghệ thuật nhiếp ảnh lên tầm cao mới, mà không một ai có thể phủ nhận vai trò nghệ thuật của nhiếp ảnh.
Không chỉ có ảnh đen trắng, mà ngày nay ảnh màu đã trở thành một ngôn ngữ tạo hình đầy hấp dẫn, có sức tác động mạnh vào tâm lý và cảm xúc thẩm mỹ của hàng triệu triệu trái tim người xem. Đã có những bức ảnh của các nghệ sỹ bậc thầy đã đưa người xem vào một thế giới diệu kỳ của cảm xúc thẩm mỹ nghệ thuật.
Cho nên giá trị đích thực của một tác phẩm ảnh không phải do máy ảnh chụp ra, mà do chính nhà nhiếp ảnh điều khiển máy ảnh để tạo nên. Nhưng những yếu tố nào tạo nên giá trị nghệ thuật của những tác phẩm ảnh do nghệ sỹ nhiếp ảnh sáng tạo ra là một điều khó lý giải một cách rõ ràng rành mạch, bởi bản thân nghệ thuật không thể viết ra thành công thức, quy tắc, định luật… Nghệ thuật thuộc về bản năng vốn có của người nghệ sỹ và trong nhiều trường hợp, nghệ thuật sử dụng tình cảm nhiều hơn là tri thức. Vì vậy, rất khó biết trước được tại sao hình ảnh này mang tính nghệ thuật, còn hình kia thì không.
Tuy vậy, nghệ thuật nhiếp ảnh vẫn có những yếu tố chung mà mỗi người làm công tác nhiếp ảnh cần phải nắm vững. Muốn tạo hình tốt, trước hết các nhà nhiếp ảnh phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về nghệ thuật, kỹ thuật nhiếp ảnh. Cụ thể, cần nằm vững về ánh sáng và màu sắc trong nhiếp ảnh. Trong đó, ánh áng là một dạng vật chất chuyển động theo những đường thẳng, để hiểu được trạng thái của nó trong một số trường hợp cần phải nắm vững sóng ánh sáng vì đây là điều cơ bản để hiểu rõ được cái gì sẽ xảy ra khi ánh sáng bị phân cực.
Chúng ta đều biết rằng, màu sắc và chất lượng bề mặt của vật chất được biểu lộ ra khi bề mặt này hấp thụ một số bước sóng ánh sáng chiếu lên bề mặt đó và phản chiếu lại mắt người hoặc ống kính máy ảnh với những bước sóng khác. Nhưng sự phản xạ, khuếch tán này có thể bị lóa, nếu bề mặt vật lóng lánh hoặc tương tự như mặt gương, chẳng hạn như mặt giấy bóng, thủy tinh, mặt kim loại mài bóng hay mặt nước phẳng lặng. Trong những trường hợp này bề mặt của vật trở nên chói sáng, vì tất cả ánh sáng chiếu lên những bề mặt này đều bị phản xạ lại toàn phần.
Kính lọc phân cực
Muốn loại bỏ những tia chói lóa này để thể hiện được chất lượng thực của bề mặt vật chất, đòi hỏi nhà nhiếp ảnh phải xử lý được sự phân cực của ánh sáng phản xạ chói lóa này. Muốn vậy nhà nhiếp ảnh phải dùng kính phân cực (polarising filter). Ta biết rằng khi ánh sáng phản xạ trên bề mặt của một vật lóng lánh (chẳng hạn mặt nước phẳng lặng), thì sóng ánh sáng phản xạ chỉ dao động trên một mặt phẳng duy nhất, đó chính là ánh sáng phân cực. Kính phân cực có cấu tạo đặc biệt chỉ cho ánh sáng nào chưa bị phân cực đi qua mà thôi. Nhờ thế vật chụp lên phim không bị lóa sáng.
Ánh sáng bao gồm các từ trường và các electron chuyển động theo quỹ đạo. Đây là những chuyển động ngang từ phía này sang phía khác, giống như chuyển động sóng của một sợi dây bị rung mạnh. Bản chất ánh sáng trời, cũng như nguồn sáng nhân tạo đều không bị phân cực, mặc dù ánh sáng dao động ở mọi góc độ xung quanh phương chuyển động của tia sáng, thì ánh sáng phản xạ, khuếch tán cũng không bị phân cực. Nhưng sau khi bị phản xạ lấp lánh (ánh sáng chiếu lên bề mặt lấp lánh), thì ánh sáng liền bị phân cực ngay và có khi dao động của nó diễn ra trên trên phạm vi rộng.
Trong trường hợp này nhà nhiếp ảnh phải dùng kính lọc phân cực để cản các tia sáng bị phân cực và chỉ cho những tia phản xạ không bị phân cực đi qua.
Ánh sáng phát ra sẽ giảm dần theo độ dài của khoảng cách với nơi xuất phát nguồn sáng
Sóng ánh sáng tỏa rộng ra từ nguồn sáng. Và vì sóng ánh sáng tỏa ra càng xa tâm càng thưa, nên độ sáng của ánh sáng phát ra sẽ giảm dần theo độ dài của khoảng cách đối với nơi xuất phát nguồn sáng. Điều này hết sức quan trọng khi ta chụp trong phòng chụp. Vì mỗi chùm sáng hình nón được phân kỳ từ một vật, các thấu kính hội tụ sẽ làm cho chùm sáng hình nón đó quay ngược trở lại. Hình ảnh vật thể được chiếu lên màn ảnh hoặc ghi lên phim được điều chỉnh nét nhất, khi hình ảnh được đặt vào đúng giao điểm của nó với chùm sáng hình nón bị khúc xạ, tạo thành hình đĩa rất nhỏ.
Một vật đặt xa kính hội tụ, thì hình ảnh của nó được tạo ra đằng sau thấu kính càng gần và rõ nét. Khi ta thay đổi khoảng cách giữa ống kính và phim, ảnh của vật ở vào tiêu điểm của ống kính, khi vật chụp ở vô cực.
Hầu như tất cả các thấu kính đều có bề mặt dạng hình cầu, vì do ánh sáng có bước sóng khác nhau và do tính chất khúc xạ của t
ừng chùm tia sáng. Những ống kính đơn giản sẽ tạo ra các loại quang sai khác nhau. Để loại bỏ các khuyết tật này và để giảm bớ những sự phản xạ bên trong, người ta đã sản xuất một loại ống kính hiện đại tiêu chuẩn. Loại ống kính này gồm 6 hoặc nhiều hơn các loại thấu kính đơn giản riêng rẽ được chế tạo từ các loại thủy tinh khác nhau và theo những độ cong đã được tính toán.
Tỷ số giữa tiêu cự và độ mở của ống kính là thước đo độ sáng của hình ảnh
Mặc dù các loại ống kính có cấu tạo tiêu cự và những kích thước vật lý khác nhau, nhưng yếu tố quan trọng nhất của ống kính là chỉ số f (tiêu cự). Chỉ số này quyết định độ sáng của hình ảnh. Độ sáng chói của hình ảnh làm tăng lượng sáng chiếu lên mặt phim. Độ mở của ống kính càng lớn thì độ sáng của hình ảnh càng lớn. Nói cách khác, hình ảnh sẽ mờ nhạt hơn. Hầu hết kích thước hình ảnh tăng lên cùng với khoảng cách của nó đối với ống kính. Vì vậy “Tỷ số giữa tiêu cự và độ mở của ống kính là thước đo độ sáng của hình ảnh do ống kính sẽ tạo ra hình ảnh có độ sáng tiêu chuẩn”. Chẳng hạn khi độ mở của ống kính được xác định là f4, thì đường kính chế quang sẽ là ¼ tiêu cự ống kính. Dãy số độ mở của ống kính kế tiếp nhau như sau: f2.8; f4; f5.6; f8; f11… tương ứng với sự phân đôi liên tục của độ sáng hình ảnh, gọi là thời gian lộ sáng gấp đôi.
Cường độ ánh sáng tác động vào mắt người bị điều chỉnh bởi một cầu lồi của con ngươi giống như khi nó tác động vào ống kính máy ảnh. Tất nhiên thấu kính mắt người hội tụ là do sự thay đổi uốn cong của nó. Trong lĩnh vực nhiếp ảnh không chỉ phụ thuộc vào đối tượng chụp đối với quang sai nhìn thấy. Tất nhiên sự cấu tạo đặc biệt phức tạp của võng mạc mắt mang lại cho mắt một sự phân biệt rất tinh tường về màu sắc mà không một công cụ nhân tạo nào có thể sánh được.