Độ nét sâu của trường ảnh (Depth of field – DOF) là vùng ảnh rõ nét trước và sau điểm canh nét. Đây là một đặc điểm quan trọng trong nhiếp ảnh, và đăc biệt có ý nghĩa đối với bộ môn nhiếp ảnh nghệ thuật. Hình 19 cho ta khái niệm về điều này. Trong hai hình minh hoạ dưới đây, độ nét sâu của trường ảnh là vùng màu xám với điểm canh nét là nhân vật màu đó.
Hình a, không rõ nét trước và sau điểm canh nét, bao gồm từ đến nhân vật màu xanh lá cây (gần máy ảnh nhất) đến màu tìm (xa máy ảnh nhất), cho ta độ nét sâu là lớn (dài). Ngoài khoảng này thì hình ảnh điều bị mờ đi.
Còn hình b, đọ nét sâu chỉ “thu gọn” ở nơi nhận vật màu đó mà thôi, nhân vật trước và sau điều mờ cả, cho ta độ nét sâu nhỏ (ngắn).
Với khẩu độ càng lớn (chỉ số nhỏ), thì DOF càng nhỏ, ngược lại, khẩu độ càng nhỏ (chỉ số lớn) thì DOF càng lớn ra (hình 20).
Hình 21, hai bức ảnh này được chụp cùng một máy ảnh và sử dụng các thông số đều giống nhau chỉ trừ có khẩu độ là: f/16 là f/5.
Ở hình a, điểm canh nét là 3 bông trắng đỏ. Với khẩu độ nhỏ (f/16), mọi chi tiết trên bức ảnh điều có thể thấy rõ nét. Đặc biệt là phần cây xanh chung quanh đối tượng chụp, dù là ở xa ống kính vẫn được thấy rõ nét. Tất cả điều như nằm trên một mặt phẳng.
Trong khi đó, với hình b, được chụp ở khẩu độ f/5.6, điểm canh nét vẫn là 3 bông trắng đỏ. Phần cây xanh chung quanh điểm canh nét không còn sắt sảo như hình a, nhưng đã “nhoè” đi. Điều này khiến cho việc thưởng thức bức tranh tập trung hết vào cho điểm trung tâm (ba bông trắng đỏ), là điểm rất là sắc nét (đây là một cách để tạo ra sự nổi bật). Chẳng những vậy sự mờ ảo bao bọc xung quanh chủ thể tạo một cảm giác về chiều sâu ngoài không gian thực. Từ đó, ta thấy tính nghệ thuật giữa hai bức ảnh cũng vì thế mà rất khác nhau.
Về đặc điểm, góc chụp rộng (wide), cho ta một DOF rộng, mọi chi tiết điều hiển thị rõ nét. Còn goc chụp télé làm cho bức ảnh có DOF hẹp hơn (hình 22).
Với hình 23, ta thấy hình ảnh chụp ở tiêu cự 200 mm sẽ làm “xoá mờ” phong nền phía sau cánh hoa, làm nổi bật chi tiết trung tâm. Còn với ảnh chụp ở tiêu cự 75 mm, mọi chi tiết phía sau vẫn có thể thấy rõ.
Ngoài ra, khoảng cách từ người chụp đến đối tượng chụp cũng góp phần làm cho vùng ảnh rõ nét thay đổi. Càng tiến đến gần đối tượng chụp thì khoảng rõ càng ngắn lại.
Ta thường gặp trường hợp này trong khi chụp cận cảnh, hoặc là chụp phong cảnh. Với chụp cận cảnh, ta thường tiếp cận rất gần với đối tượng chụp và do đó DOF trong tình huống này rất hẹp (hình a). Đối với chụp phong cảnh, người ta thường lấy bao quát một khoảng không gian nên khoảng cách chụp thường là xa, do vậy, DOF đạt được là lớn như hình b dưới đây.
Qua hình 26, ta có bản tóm tắt về ảnh hưởng của ba yếu tố cơ bản đến độ nét sâu của trường ảnh: khẩu độ, tiêu cự và khoảng cách chụp. Các chỉ số có tính minh hoạ cho ta thấy các sự khác biệt của DOF trong những cách điều chỉnh khác nhau. Vệt màu cam là minh hoạ cho độ nét rõ của hình chụp. Vị trí của nhân vật cho ta một hình dung về vị trí tương đối của máy ảnh đến đối tượng chụp (có minh hoạ kèm theo cột số đo bên trái). Hàng dưới cùng cho thấy tác động thay đổi của máy ảnh: (1) Thay đổi khẩu độ, (2) thay đổi tiêu cự, (3) Thay đổi khoảng cách chụp.
Qua bảng trên, ta quan sát vệt màu cam trong từng bảng với chỉ số hàng dưới cùng và rút ra một số nhận đính sau: Ở nhóm 1, khi tiêu cự và khoảng cách chụp là cố định, thì với khẩu độ nhỏ (chỉ số lớn f/16) sẽ cho một DOF lớn (màu cam dài nhất trong 3 cấp khẩu độ). Ngược lại, điều chỉnh khẩu độ càng lớn (chỉ sô nhỏ, f/2) thì cho DOF càng hẹp. Điều này có nghĩa là chụp ở khẩu độ nhỏ (ví dụ chỉ sốbf/16 ) thì chắc ăn tám ảnh sẽ rõ nét (vì độ nét sâu rất lớn).
Ở nhóm 2 độ nét sâu sẽ rộng khi ta sử dụng góc chụp rộng (wide – tiêu cự 28 mm lầ ví dụ) – ta thấy trường hợp này vệt màu cam là dài nhất. Và độ nét sâu sẽ thu hẹp, ngắn lại nếu ta sử dụng tiêu cự của góc chụp télé (135 mm chẳng hạn). Do vậy, khi ta chụp hình có tính cách sinh hoạt cộng đồng chẳng hạn, ta thường “lấy cho đủ” mọi người, khi đó là ta đang sử dụng góc
chụp wide, nên hình chụp thường đảm bảo có độ nét rõ.
Ở nhóm 3, độ nét sâu còn bị ảnh hưởng bởi khoảng cách canh nét từ camera đến đối tượng chụp. Nếu càng đứng gần đối tượng chụp thì độ nét sâu của trường ảnh càng giàm (canh nét ở khoảng cách 1.5 m cho vệt màu cam là ngắn nhất). Ngược lại nếu khoảng cách canh nét càng xa thì DOF đạt được là dài hơn (ở khoảng cách 4.5m thì vệt màu cam là dài nhất). Trường hợp này nhận thấy rõ nét nhất là khi cận cảnh, khoảng cách giữa máy ảnh và đối tượng rất nhỏ (hình 25a).
Thông thường, trong việc chụp hình ở gia đình, chúng ta đều muốn hình ảnh được rõ nét. Do vậy đối với các máy compact phổ thông, các chức năng (khẩu độ, tiêu cự, khoảng cách chụp) được thiết kế trong cùng mục tiêu nhất định (wide không quá nhỏ và télé không quá lớn), đồng thời, việc canh nét được điều chỉnh tự động hoặc chụp theo chế độ nên hình ảnh luôn có độ nét sâu là lớn, các chi tiết ảnh đều thể hiện rõ nét.
Khả năng tạo ảnh có DOF nhỏ (còn gọi là “xóa phông”) một cách chủ động thường được trang bị cho các máy loại bán chuyên nghiệp trở lên, với tiêu cự và khẩu độ có thể điều chỉnh
hopa.vn (Theo mayanhkythuatso)