hội nhiếp ảnh tp. hồ chí minh

Ho Chi Minh City Photography Association

Facebook Youtube
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Thông tin Hội
    • Thông Tin Chung
    • Tin về Hội
  • Các cuộc thi
    • CUỘC THI TRONG NƯỚC
    • CUỘC THI QUỐC TẾ
  • Đào tạo
  • Sáng tác – Triển lãm
    • TRIỂN LÃM
    • SÁNG TÁC
  • Lý luận – Phê bình
  • Hội viên
    • Quy chế
    • Điều lệ
    • Danh sách Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra
    • Danh sách Hội đồng nghệ thuật và các ban chuyên môn
    • DANH SÁCH 5 CLB
    • DANH SÁCH 22 CHI HỘI
      • Chi hội Nhiếp ảnh Ánh Dương
      • Chi hội Nhiếp ảnh Ánh Sáng
      • Chi hội Nhiếp ảnh Bến Nghé
      • Chi hội Nhiếp ảnh Bến Thành
      • Chi hội Nhiếp ảnh Bông Sen
      • Chi hội Nhiếp ảnh Chân Trời Mới
      • Chi hội Nhiếp ảnh Chiến Sĩ
      • Chi hội Nhiếp ảnh Chợ Lớn
      • Chi hội Nhiếp ảnh Đầm Sen
      • Chi hội Nhiếp ảnh Đất Lành
      • Chi hội Nhiếp ảnh Gia Định I
      • Chi hội Nhiếp ảnh Gia Định II
      • Chi hội Nhiếp ảnh Hải Âu
      • Chi hội Nhiếp ảnh Người Cao Tuổi
      • Chi hội Nhiếp ảnh Những Người Bạn
      • Chi hội Nhiếp ảnh Phương Nam
      • Chi hội Nhiếp ảnh Quê Hương
      • Chi hội Nhiếp ảnh Sài Gòn
      • Chi hội Nhiếp ảnh Tân Phú
      • Chi hội Nhiếp ảnh Thông Tấn Xã
      • Chi hội Nhiếp ảnh Văn Phòng
      • Chi hội Nhiếp ảnh Xuân 90
  • Chia sẻ
    • Video
  • Liên hệ
Menu
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Thông tin Hội
    • Thông Tin Chung
    • Tin về Hội
  • Các cuộc thi
    • CUỘC THI TRONG NƯỚC
    • CUỘC THI QUỐC TẾ
  • Đào tạo
  • Sáng tác – Triển lãm
    • TRIỂN LÃM
    • SÁNG TÁC
  • Lý luận – Phê bình
  • Hội viên
    • Quy chế
    • Điều lệ
    • Danh sách Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra
    • Danh sách Hội đồng nghệ thuật và các ban chuyên môn
    • DANH SÁCH 5 CLB
    • DANH SÁCH 22 CHI HỘI
      • Chi hội Nhiếp ảnh Ánh Dương
      • Chi hội Nhiếp ảnh Ánh Sáng
      • Chi hội Nhiếp ảnh Bến Nghé
      • Chi hội Nhiếp ảnh Bến Thành
      • Chi hội Nhiếp ảnh Bông Sen
      • Chi hội Nhiếp ảnh Chân Trời Mới
      • Chi hội Nhiếp ảnh Chiến Sĩ
      • Chi hội Nhiếp ảnh Chợ Lớn
      • Chi hội Nhiếp ảnh Đầm Sen
      • Chi hội Nhiếp ảnh Đất Lành
      • Chi hội Nhiếp ảnh Gia Định I
      • Chi hội Nhiếp ảnh Gia Định II
      • Chi hội Nhiếp ảnh Hải Âu
      • Chi hội Nhiếp ảnh Người Cao Tuổi
      • Chi hội Nhiếp ảnh Những Người Bạn
      • Chi hội Nhiếp ảnh Phương Nam
      • Chi hội Nhiếp ảnh Quê Hương
      • Chi hội Nhiếp ảnh Sài Gòn
      • Chi hội Nhiếp ảnh Tân Phú
      • Chi hội Nhiếp ảnh Thông Tấn Xã
      • Chi hội Nhiếp ảnh Văn Phòng
      • Chi hội Nhiếp ảnh Xuân 90
  • Chia sẻ
    • Video
  • Liên hệ
Untitled-1
bombofoto-dot-com
Stabilgears-dot-com
Banner-Leofoto-2021_resize
LBM-LOGO
Previous
Next
Trang chủ Tin tức Nhiếp ảnh nước ngoài

Rémi Olchilk – người kể chuyện bạc mệnh

hopa Bởi hopa
28/02/2012
in Nhiếp ảnh nước ngoài
0
Rémi Ochlik đã chẳng phí thời gian và công sức khi nghe tin bộ ảnh về Libya của mình được giải ảnh báo chí World Press Photo (WPP) danh tiếng, công bố vào ngày 10-2. Thậm chí khi chiến sự Libya xảy ra, Rémi không kịp chia tay bạn gái, đeo máy ảnh lên máy bay quay lại vùng nguy hiểm Syria làm việc. Chưa đầy hai tuần sau, một cuộc pháo kích vào Homs đã giết chết tài năng ảnh báo chí chỉ mới 28 tuổi này.

Rémi Ochlik sinh năm 1983 ở Lorraine (Pháp). Học xong trung học, anh lên Paris học trường nhiếp ảnh Icart và bắt đầu làm việc cho hãng ảnh Wostok Press. Năm 2004, Ochlik sang Haiti chụp ảnh các cuộc nổi dậy và xung đột quanh sự sụp đổ của chính quyền Jean-Bertrand Aristide. Rémi Ochlik trở về với một bộ ảnh đưa anh vào thế giới đầy cạnh tranh của nghề ảnh báo chí.

Phóng sự Haiti của anh được trao giải thưởng dành cho phóng viên trẻ và được giới thiệu ở Liên hoan ảnh báo chí quốc tế Visa pour l’Image năm ấy. “Tôi đã sửng sốt. Đó là phóng sự đầu tay của cậu ấy nhưng không hề có vẻ gì đầu tay cả” – Jean-François Leroy, giám đốc Visa pour l’Image, nhớ lại lần đầu tiên nhìn thấy những bức ảnh của Rémi Ochlik. Anh chính là phát hiện của Liên hoan Visa pour l’Image 2004.

Ai sẽ kể lại chuyện này?

Từ thành công bất ngờ đó, Rémi Ochlik quyết định bỏ Wostok để cùng với hai người bạn lập ra hãng ảnh riêng IP3 Press vào năm 2005. Gregory Boissy, một phóng viên ảnh đồng sáng lập IP3, kể lại: “Chúng tôi chẳng có kinh nghiệm nào trong chuyện bán ảnh và ai ai cũng bảo chúng tôi sẽ thất bại, làm thế là sai. Cuối cùng, chúng tôi mặc kệ hết”.

Rémi Ochlik dốc hết thời gian cho IP3 và kết quả anh không còn ngân quỹ cần thiết để tiếp tục làm các phóng sự ảnh ở nước ngoài. Không hề nản chí, Ochlik bắt đầu chụp ảnh các vấn đề chính trị – xã hội ở Paris để duy trì hoạt động và chờ cơ hội. Anh chụp các cuộc biểu tình của sinh viên cũng như các chiến dịch tranh cử tổng thống nhưng không bao giờ quên điều anh khao khát nhất: các vấn đề quốc tế.

Năm 2008, Ochlik sang Congo chụp ảnh cuộc chiến tàn khốc đã làm đất nước này kiệt quệ suốt nhiều năm. Năm 2010, anh trở lại Haiti, hướng ống kính vào hậu quả của trận dịch tả khiến hơn 6.000 người chết. Boissy nói: “Anh ấy cần phải quay lại với những đề tài lớn… vì cuối cùng Rémi chính là một người kể chuyện, một người kể chuyện rất tường tận”.

Năm 2001, Ochlik là một trong những phóng viên ảnh đầu tiên tường thuật sự kiện Tunisia. Nhưng những ngày đầu tiên của anh ở Tunisia lại ghi dấu bằng một bi kịch.

Ngày 14-1 năm ấy, người bạn đồng nghiệp Lucas Dolega bị một vỏ lựu đạn cay bắn trúng vào đầu gây chấn thương nặng và qua đời ba ngày sau đó. Olivier Laban-Mattei, một đồng nghiệp khác, đưa thi thể Lucas về Paris. Ochlik quyết định ở lại. Anh nói với Laban-Mattei: “Chúng ta phải tiếp tục công việc của Lucas vì nếu chúng ta bỏ đi hết cả thì ai sẽ kể lại chuyện này?”.

“Ngày mai tôi sẽ bắt đầu chụp ảnh”

Từ Tunisa, ống kính chứng nhân của Ochlik tiếp tục rong ruổi theo những cuộc biểu tình Ai Cập và sang những trận chiến Libya. Những phóng sự ảnh với cái nhìn lạ thường liên tục xuất hiện theo bước chân anh. Phóng viên ảnh Pierre Terdjman của hãng ảnh Gamma nhận xét: “Tôi không rõ tài ba của anh ấy có liên quan gì đến việc anh ấy trước giờ không chứng kiến nhiều cảnh tàn bạo hay không. Anh ấy có cái nhìn rất mới. Nhưng tôi tin điều đó cũng có liên quan đến việc anh ta dành rất nhiều thời gian suy nghĩ những gì muốn làm”.

Theo một hợp đồng chụp ảnh cho Paris Match, anh đã đến Syria cùng với cây bút Alfred de Montesquiou của tờ này. Khi ban biên tập Paris Match yêu cầu cả hai người phải rời khỏi Syria vì lý do an toàn, Ochlik không vui vì “anh ấy muốn có những hình ảnh tốt hơn và bộc lộ được đích xác cái bi kịch ở Syria”, theo lời kể của Montesquiou.

Thông báo bộ ảnh Lybia đoạt giải nhất phóng sự mảng thời sự của WPP 2012 được công bố khi Ochlik sẵn sàng quay lại Syria một mình bằng tiền túi. Anh đi cùng những nhóm buôn lậu dược phẩm và các tổ chức phi chính phủ ở Libăng lân cận và vượt biên giới vào Syria.

Montesquiou cho biết ông nhận được email của Ochlik vào đêm trước ngày anh thiệt mạng: “Tôi vừa mới đến Homs. Trời đã tối. Tình hình có vẻ căng thẳng và tuyệt vọng…” và kết thúc bằng câu: “Ngày mai tôi sẽ bắt đầu chụp ảnh”.

Rémi Ochlik không còn chụp ảnh nữa và lễ trao giải thưởng WPP vào tháng 4 ở Amsterdam (Hà Lan) sẽ vắng bóng anh.

 

 

Dưới đây là bộ ảnh đoạt giải nhất World Press Photo 2012 thể loại Thời sự của Rémi Ochlik.

 

Một nhóm chiến binh đối lập ở tiền tuyến, vũ trang bằng súng phóng lựu, chống lại lực lượng Gaddafi trên trục lộ dẫn đến thành phố dầu mỏ chiến lược Ras Lanouf

 

Dân chúng Libya chôn xác nạn nhân trong một đám tang gần bệnh viện Benghazi ngày 20-3-2011. Ít nhất 84 người, hầu hết là thường dân, bị thiệt mạng trong một cuộc không kích của quân đội Gaddafi một ngày trước đó.

 

Quân đối lập tấn công chống lại lực lượng trung thành với Gaddafi ở Ajdabyia ngày 25-3-2011.

 

Một nơi đồn trú của quân nổi dậy bên ngoài Ajdabiya bị lực lượng Gaddafi pháo kích ngày 1-5-2011.

 

Một nhóm chiến binh đối lập mừng thắng trận trên chiến tuyến trong nỗ lực giành lại thành phố Ras Lanouf ngày 11-3-2011.

 

Lực lượng nổi dậy ở khu vực Abu Salim thuộc thủ đô Tripoli bắt giữ một lính đánh thuê cho phe trung thành với Gaddafi ngày 25-8-2011.

 

 

Dân chúng Libya ở Misrata vui mừng sau khi Libya “được giải phóng” ngày 23-10-2011.

 

Xác chết của Muammar Gaddafi nằm trên tấm nệm trong phòng trữ lạnh của chợ rau ở ngoại ô Misrata ngày 22-10-2011.

HOPA (theo Trần Đức Tài – TTO)

 

Bài viết trước

Nhiếp ảnh gia nổi tiếng bước ra từ bục giảng

Bài tiếp theo

Ai muốn chụp nude hở đến đâu thì tùy…!

Bài tiếp theo

Ai muốn chụp nude hở đến đâu thì tùy...!

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *













Bài viết mới nhất

Giao lưu nhiếp ảnh TP.HCM – Bảo Lộc – Bình Dương – Đồng Nai – Đắk Nông – Đắk Lắk: Sắc Xuân nghĩa tình

28/01/2023

HOPA CHÚC TẾT THÀNH UỶ TP HCM

19/01/2023

Hội Nhiếp ảnh TP.HCM tổ chức Lễ tổng kết công tác năm 2022, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2023

17/01/2023

Thi ảnh nghệ thuật Quận 8, lần thứ 10 – Xuân Quý Mão 2023

15/01/2023

TRI ÂN ĐẦU NĂM MỚI

15/01/2023
  • Địa chỉ: 122 Sương Nguyệt Anh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • E-mail: hopavn@gmail.com
  • Điện thoại: (028) 383 233 26 - (028) 3 8397 740
  • Giấy phép số: 40/GP-STTTT ngày 30/08/2022

Copyright © 2011
Bản quyền thuộc về Ho Chi Minh City Photographic Association.

Thiết kế bởi SALA MEDIA

vi Tiếng Việt
ar العربيةzh-CN 简体中文zh-TW 繁體中文cs Čeština‎nl Nederlandsen Englishfr Françaisde Deutschit Italianoja 日本語ko 한국어la Latinpt Portuguêsru Русскийsr Српски језикsk Slovenčinaes Españolvi Tiếng Việt

  • Gọi điện

  • Gọi ngay

  • Chat zalo

  • Chat FB