Tôi dự định viết bài này đã khá lâu. Viết một điều gì đó khác với những gì tôi từng viết, những bài thường nói về chi tiết kỹ thuật liên quan đến nhiếp ảnh hay về bố cục. Trong bài viết này tôi sẽ nói về những điều nằm sâu bên trong mỗi chúng ta, những thứ có thể tạo nên sự ấn tượng.
Cảm xúc chứa đựng bên trong
Ảnh từ http://www.winephoto.it/
Hầu hết các bài viết có liên quan đến nghệ thuật (bất kỳ loại hình nghệ thuật) đều dạy cho chúng ta, làm thế nào để thể hiện mình trong các loại phương tiện truyền thông. Nhưng ở đây tôi muốn nói về những gì chúng ta muốn thể hiện, những ảnh hưởng đến suy nghĩ riêng hay những cảm xúc, mà thế giới này đã để lại trong tâm hồn của chúng ta.
Nếu chúng ta muốn tìm kiếm bất cứ điều gì, cần phải để ý những chi tiết nhỏ và quan sát thế giới xung quanh. Cần phải cải thiện cảm giác của chúng ta về thế giới này. Đó là các nhận thức trước những khoảnh khắc thoáng qua trong cuộc sống, sự thay đổi của một khu rừng nhiệt đới hoặc những biểu hiện trên khuôn mặt của con người ở gần chúng ta. “Thế giới luôn nói chuyện với chúng ta, vì thế cần phải học cách lắng nghe”. Và chỉ khi chúng ta có thể nghe thấy, thực sự hiểu và cảm nhận được những gì thế giới đang nói, thì mới thể hiện được nó.
Có thể bạn có được những hình ảnh đạt được nhiều thành công. Nó gây được ấn tượng bởi nhiều người xem. Những bức ảnh như thế đôi khi không cần phải có một bố cục hoàn hảo, chất lượng kỹ thuật có thể ở mức bình thường, thậm chí là tồi tệ. Dù vậy bức ảnh này vẫn tạo một cảm xúc mạnh mẽ về nội dung. Có lẽ hầu hết nó được tạo ra trong những khoảnh khắc, khi bạn ấn tượng trước một sự kiện hoặc một chủ đề nào đó. Có nghĩa bức ảnh đơn giản chỉ được chụp bất chợt bởi cảm xúc của bạn. Cảm xúc càng mạnh mẽ, thì tác động càng nhiều đến bức hình.
Có nhiều trường hợp như vậy trong cuộc sống, đôi khi tôi cảm giác chán hoặc đơn giản cảm xúc trong tôi không còn. Trong tình huống như vậy, ngay cả khi bức hình được chụp với một bố cục tốt và chất lượng kỹ thuật cao, vẫn không thể tạo ra được một hình ảnh tuyệt vời. Tôi thậm chí có thể nói rằng hình ảnh đó vô cùng nhàm chán và chẳng có ý nghĩa gì. Đã bao lần, khi bạn bị cuốn bởi một cảm xúc dâng trào, và không có nhiều thời gian để chuẩn bị hay suy nghĩ, bạn chỉ cần ngắm và chụp, hình ảnh đó thể hiện hoàn toàn cảm xúc và sẽ tạo ra những bức ảnh để đời.
Những cảm xúc này có thể chỉ là sự tò mò, hứng thú hay xuất phát từ lòng trắc ẩn, thậm chí xuất phát từ nỗi đau, thường sẽ tạo ra những hình ảnh rất tuyệt vời. Đó là điều chúng ta thường thấy trên các tạp chí và tại phòng triển lãm ảnh. Các nghệ sĩ chỉ đơn giản thể hiện những gì họ cảm nhận vào thời điểm đó về chủ đề hoặc các sự kiện. Ngôn ngữ chỉ giúp họ thể hiện, nhưng cảm giác bên trong tâm hồn của người nghệ sỹ, có thể cảm nhận bởi chính sâu thẳm trong tâm hồn của chúng ta
Đời sống một bức ảnh
Ảnh từ http://blog.photobox.co.uk/
Các hình ảnh được sinh ra từ đâu? Và khi nào nó kết thúc. Tôi sẽ nói rằng bức ảnh được sinh ra trong khoảnh khắc chúng ta ghi lại những hình ảnh bắt gặp được trong cuộc sống. Vì vậy, chúng ta là người khai sinh ra bức ảnh. Các bức ảnh này không nhất thiết phải được chụp trên máy phim hoặc kỹ thuật số. Chúng là những bức ảnh nằm ngay trong tâm trí của mỗi chúng ta, hoặc đôi khi, nó nằm ngay trong các đoạn phim mà chúng ta quay với bạn bè hay trong gia đình.
Sau đó, khi chúng ta cầm máy ảnh lên và thực hiện theo hướng suy nghĩ đó. Điều cần cân nhắc là làm thế nào để thể hiện những hình ảnh trong tâm trí của chúng ta, những gì đã được hình dung trước đó trong trí tưởng tượng của chúng ta.Trong thực tế, quá trình này sẽ diễn ra rất nhanh và chúng ta không nhận ra nó. Vì thế, trong quá trình thực hành ngôn ngữ của nhiếp ảnh và hãy cố gắng nghĩ đến cách chúng ta bày tỏ cảm xúc và cách thấy những khoảnh khắc trong cuộc sống của chúng ta
Sau khi đã quyết định hình ảnh sẽ được chụp như thế nào, thì lúc đó mới bấm chụp. Nhiều người nghĩ rằng lúc này đã hoàn tất. Nhưng chúng cần được in ra bởi máy in hình. Nó không phải là một quá trình đơn giản, một trong số đó là những xử lý hậu kỳ. Xử lý này phải chiết ra và làm tăng các tác động mà nhiếp ảnh gia đã nhìn thấy hoặc trải qua trong quá trình chụp.
Sau đó, nếu bức ảnh thật sự có giá trị trong mắt người xem, thì phải tiến hành thêm nhiều bước khác nữa để đưa nó đến được với người xem. Các bức ảnh có thể kết thúc trong một album gia đình hoặc lưu trong một thư viện, nơi người ta mua chúng cho bộ sưu tập của họ.
Thời gian trôi qua, những bức ảnh mất dần đi màu sắc và vẻ đẹp bề ngoài của chúng, nhưng nó vẫn gợi lại được những kỷ niệm và nhắc nhở về các sự kiện đã qua lâu. Và những kỷ niệm đôi khi rất mạnh mẽ, người ta có thể đầu tư tiền của và công sức để khôi phục lại chúng hoặc gìn giữ chúng nguyên vẹn.
Tất cả các nỗ lực và thời gian chúng ta dành cho các bức ảnh, vì nó được tạo ra bởi những ấn tượng, được thực hiện bằng chính trong linh hồn chúng ta. Và nếu những cảm giác này quá yếu hay quá ảm đạm thì hình ảnh tạo ra sẽ chẳng thể tốt hơn, dù ta xử lý hậu kỳ nó như thế nào. Đó là lý do tại sao phần kế tiếp tôi muốn nói về vấn đề làm sao để ấn tượng hơn.
Để trở nên ấn tượng
Tạo được “ấn tượng” là điều vô cùng quan trọng mà tôi muốn nói với bạn. Chúng ta có thể chứng minh điều này thông qua tiểu sử của các bậc thầy nghệ thuật khác nhau. Những nghệ sỹ lớn thường để hết tâm sức và hiến dâng cuộc đời mình cho các công việc của họ. Họ đã loại bỏ tất cả các rào cản trong tâm trí và linh hồn giữa họ và các công việc. Họ cảm nhận được những gì đối tượng của họ cảm thấy và thể hiện cảm xúc trên các phương tiện truyền thông.
Vâng, những cảm xúc sâu sắc được sinh ra ngay lần đầu tiên, chúng ta ấn tượng với điều gì đó hay một ai đó. Khi chúng ta cho phép chính mình cảm xúc với lòng trắc ẩn sâu lắng và những sự kiện trong cuộc sống mang chúng ta đi. Câu nói tiếp theo của tôi có vẻ như một sự thu hẹp, nhưng trong cuộc sống của chúng ta, đôi khi những cảm xúc như vậy bị bỏ qua rất nhiều mà không dễ có lại một lần nữa. Tôi dành thời gian để tận hưởng niềm vui và hạnh phúc khi lang thang trong rừng sâu hoặc trong cơn mưa. Thật ra điều kiện thời tiết không tác động nhiều đến cảm giác của tôi, nhưng khi bạn mở lòng ra cho thế giới bên ngoài, sự thoải mái bắt đầu đến với tâm hồn và sau đó lan tỏa khắp cơ thể của bạn. Và trong khoảnh khắc như vậy, gần như tất cả mọi thứ bạn nhìn thấy đều kỳ diệu. Vì vậy không cần phải là một nhiếp ảnh gia tuyệt vời bạn mới thể hiện được tất cả những cảm xúc trong một bức ảnh. Trong khoảnh khắc đó, bạn chỉ cần sống và trải nghiệm với hạnh phúc. Không điều gì lo lắng và cũng không ai hối thúc bạn để tạo ra một bức ảnh, bạn không bị sức ép phải làm ra bức ảnh để gây ấn tượng với bạn bè hoặc giành chiến thắng một cuộc thi nào đó. Bạn tạo ra nghệ thuật bởi vì bạn có thể và đó là điều tự nhiên.
Sau khi tôi trở về từ chuyến đi như vậy và nhìn vào các bức ảnh của tôi. Tôi cảm thấy tất cả chúng có cùng cảm giác (ít căng thẳng), tôi nhận ra những điều trải qua và biết điều gì là quan trọng nhất. Vì thế, người xem cũng sẽ cảm nhận giống như vậy. Ansel Adams đã nói: ” một bức ảnh tuyệt vời là một bức ảnh thể hiện đầy đủ những gì ta cảm xúc, trong sâu thẳm, mà ta bắt được khi chụp. Đó là biểu hiện thực sự những gì chúng ta cảm nhận nguyên vẹn về cuộc sống của chính nó. Đó cũng là những gì tôi đã nói ở đây. Bức ảnh không chỉ là một sự diễn đạt hoặc sự thể hiện chính mình, mà còn là cảm xúc của người xem trong thế giới và tất cả những thứ khác. Vì vậy, hãy để tự bản thân mình cảm nhận thế giới và làm nó trở nên ấn tượng. Hãy cố nhớ khi bạn còn là một đứa trẻ và mọi thứ xung quanh đều mới mẽ, cũng như cách bạn khám phá những điều tuyệt vời như thế nào nhé. Hãy thử một lần nữa và khi bạn cảm thấy nó, bạn sẽ tạo ra được những hình ảnh tốt hơn bất kỳ hình ảnh nào khác.
Tác giả: Roman Zolin (Dịch theo nguồn romanzolin.com bởi vnolas)