Bức ảnh “hai lối sống” đòi hỏi có một phòng chụp rộng lớn và lượng sáng dồi dào. Mất hơn sáu tuần làm việc và nó được ghép không ít hơn ba mươi tấm phim âm bản từ những công việc riêng rẽ như chụp theo từng nhóm, từng người mẫu biểu diễn riêng biệt, để có được tấm hình mà chưa ai từng thực hiện lúc bấy giờ.
Giới thiệu bức ảnh danh tiếng “hai lối sống” – The two ways of life
Đây là bức ảnh mang nhiều ẩn ý nổi tiếng nhất của tác giả Oscar Gustave Rejlander, có tên là “Hai lối sống”. Bức ảnh miêu tả một nhà hiền triết hướng dẫn hai người đàn ông trẻ tuổi về cách sống. Một người có vẻ hồ hởi với cờ bạc, rượu, mại dâm và lười biếng, trong khi người kia có cái nhìn khác, với vẻ bình tĩnh hướng về tôn giáo, công nghiệp, gia đình và những công việc tốt. Phần trung tâm là các người mẫu che hờ một phần thân thể, thể hiệu ý muốn hối cải và hướng thiện.
Bức ảnh “hai lối sống” – The two ways of life (Oscar Gustave Rejlander)
Bức ảnh được giới thiệu vào năm 1857 tại một cuộc triển lãm ở Manchester và lập tức gây ra nhiều tranh cãi. Những thần dân của nữ hoàng Victoria đã được mời tham gia các vai diễn khỏa thân mà chỉ có trong các tác phẩm hội họa và điêu khắc. Tấm ảnh là những hình ảnh thật ngoài đời với các tư thế được sắp đặt kỹ lưỡng. Khi bức ảnh được triển lãm tại Scotland, người ta buột phải che lại một phần bên trái, chỉ có phần bên phải được trưng bày ra ngoài. Tuy nhiên, người xem vẫn thấy được sự cố gắng dũng cảm của tác giả khi làm ra nó trong thời đại mà hội họa thống trị. Bức hình cuối cùng được nữ hoàng Victoria mua tặng chồng bà, điều này cho thấy nó được đánh giá cao và tôn trọng như thế nào.
Để làm ra bức ảnh này đòi hỏi có một phòng chụp to và lượng sáng dồi dào. Ông đã ghép không dưới ba mươi tấm phim âm bản gom lại từ những công việc riêng rẽ như chụp theo từng nhóm, từng người mẫu biểu diễn riêng biệt, để có được tấm hình mà chưa ai từng thực hiện lúc bấy giờ.
Việc in tấm ảnh khổ lớn nhất 30 “x 16” được mô tả như là: “ấn tượng, nhất định nó là tấm ảnh vĩ đại nhất trong tất cả tấm ảnh được làm ra”
Chủ đề của bức hình nổi tiếng này cho thấy nhiều điều độc đáo, sự kiên trì chịu khó của ông, không người giúp đỡ và sự khâm phục to lớn. Nó đã lấy mất của Rejlander và vợ của ông hơn sáu tuần để hoàn thành, bao gồm hai giờ phơi sáng, và thời gian làm việc rất cẩn thận với mặt nạ của ông (nhớ rằng lúc đó chỉ có thể chiếu phim chụp bằng ánh sáng ban ngày)
Ngẫu nhiên, có hai phiên bản của bức tranh này. Trong bức số hai có một vài thay đổi, nhà triết gia quay sang tìm kiếm sự hướng thiện. Chúng ta không nói lý do tại sao lại có bức hình thứ hai này, nhưng do bản tính của chủ đề, có thể ai đó mà đã chỉ ra cho hai chàng trai trẻ tội nghiệp rằng bản thân nhà triết gia cũng bị lung lạc với sự trụy lạc hơn là về đức hạnh, và chúng ta biết ơn vì may mắn có được bức hình này.
Nói về tác giả bức hình
Rejlander là người Thụy Điển, ông học hội họa tại Ý và định cư ở Anh trong thập niên 1840. Lấy cảm hứng từ một người trợ lý, ông dồn hết tâm huyết của mình vào nhiếp ảnh. Chổ ở đầu tiên của ông là Wolverhampton vào năm 1855, sau đó chuyển đến London.
Hình của Rejlander rất phong phú, ông cho ra rất nhiều bức ảnh trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiều ảnh trong số đó của ông được nhà bác học Charles Darwin sử dụng để minh họa cho cuốn sách “Những biểu hiện của cảm xúc trong con người và động vật” của ông (1872).
Các hình ảnh của ông ảnh hưởng trường phái nghệ thuật hàn lâm, tuy nhiên một số ít lại mang hơi hướng trường phái siêu thực của những năm 1920 sau này.
Rejlander là một người rất sáng tạo. Studio của ông không giống những studio bình thường lúc đó; Ông thiết kế một phòng hình nón, máy ảnh được đặt ở góc hẹp và người mẫu ngồi đối diện. Máy ảnh đặt nằm trong bóng tối để người mẫu ít bị phân tâm. Người ta kể rằng ông đã sử dụng mắt mèo để kiểm tra độ sáng trong studio của mình, nếu lồng tử mắt mèo giản ra, ông sẽ tăng thêm độ phơi sáng cho bức ảnh, ngược lại ông sẽ giảm. Nhưng nếu lồng tử của mèo giãn ra hoàn toàn, ông xem như không thể chụp và đi ra ngoài! Với những gì đã làm, ông được xem như người đầu tiên sử dụng mèo như là một đồng hồ đo sáng!
Rất nhiều hình ảnh của ông được Hoàng tử Albert mua lại. Tuy nhiên, Rejlander vẫn sống trong cảnh nghèo khó. Năm 1859 ông đã viết: ”Tôi đã mệt mỏi với nhiếp ảnh, đặc biệt là với ảnh ghép, nó chẳng mang lại tí quyền lợi hay danh dự nào, ngoài sự cải bướng và xuyên tạc.”
Cuối cùng ông trở về hội họa, nhưng đạt ít thành công và qua đời trong nghèo đói.
Trường phái Nghệ thuật hàn lâm
Nghệ thuật hàn lâm là một phong cách hội họa và điêu khắc, nhiếp ảnh cũng chịu sự ảnh hưởng của phong cách này. Nghệ thuật hàn lâm được
sản sinh và cách tân từ những tiêu chuẩn của các học viện và trường đại học ở châu Âu.
Cụ thể, nghệ thuật hàn lâm là một nghệ thuật và các nghệ sĩ chịu ảnh hưởng bởi các tiêu chuẩn của viện hàn lâm nghệ thuật Pháp, và đi theo trào lưu “cách tân”và “lãng mạn”. Sự ảnh hưởng của trào lưu này thể hiện qua phong cách các bức ảnh của Oscar Gustave Rejlander và nhiều nhiếp ảnh gia khác. Trường phái này được gọi dưới nhiều cái tên như “Academism”, “Academicism”, “L’art pomier” và “Eclecticism”
Nghệ thuật chịu ảnh hưởng của các học viện và trường đại học, nói chung được gọi là “nghệ thuật hàm thụ”. Trong bối cảnh này, các phong cách mới bị áp chế bởi các học giả, do đó xuất hiện những cuộc nổi loạn chống lại “nghệ thuật hàm thụ” và trở thành “nghệ thuật hàn lâm”.
Dịch bởi vnolas (từ nguồn www.wikiperdia)