Trong thế giới cá cược thể thao, hi 88 là một từ khóa phổ biến đại diện cho các trang web cá cược trực tuyến. Tuy nhiên, việc tham gia cá cược cần phải thận trọng và tỉnh táo để tránh rủi ro và thiệt hại tài chính không mong muốn.
Xin trân trọng giới thiệu vài hình ảnh về bức tranh.
Bức tranh đồng hiện những khoảnh khắc lịch sử của Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Tác phẩm là kết quả lao động sáng tạo của tập thể gần 200 họa sỹ, cùng các thành phần nghệ thuât: Kiến trúc sư, nhạc sỹ, chuyên gia kỹ thuật… Bức tranh được vẽ bằng chất liệu sơn dầu trên nền vải toan ôm theo vòng tròn của tường nhằm tạo cảm giác chân thực, sống động trong không gian 360 độ, chiều cao 20,5m, chiều dài 132m, đường kính 42 m, trên tranh có 4.500 nhân vật cùng phong cảnh núi rừng, phần mái vòm liền kề thể hiện mây trời, dưới được đặt các mẫu vật nối tiếp tạo ra một bức tranh có tổng diện tích lên đến 3.225m2, được bố cục theo 4 trường đoạn:
Trường đoạn 1: “Toàn dân ra trận”
Thể hiện sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc Việt Nam. Đó là bức chân dung của cả một thế hệ với hàng ngàn, hàng vạn con người, dấn thân vào một trận chiến vĩ đại vì nền độc lập tự do của Tổ quốc. Hàng trăm công binh, thanh niên xung phong cùng nhau phá đá mở đường, từng đoàn dân công chân đất trèo đèo, lội suối thồ hàng cung cấp cho tiền tuyến; những đoàn xe đạp thồ chất đầy những bao gạo, như đoàn ngựa sắt dã chiến hùng dũng tiến ra mặt trận.
Những khẩu pháo nặng hàng tấn được kéo bằng những sợi dây thừng nặng trĩu trên vai người lính, vượt qua bao núi cao, vực sâu thậm chí bằng cả sinh mạng thanh xuân của những người lính như liệt sĩ Nguyễn Văn Chức, anh hùng Tô Vĩnh Diện, dù dưới bom đạn bắn phá đầy hiểm nguy, nhưng những chiến sĩ quả cảm vẫn một lòng “quyết không dời pháo”.
Trường đoạn 2: “Khúc dạo đầu hùng tráng”
Với điểm nhấn là trận đánh Him Lam mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ như một đòn đánh phủ đầu vào quân đội Pháp, thể hiện sức mạnh và quyết tâm của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Giữa mịt mù khói lửa, các chiến sĩ đầu đội mũ nan cài lá ngụy trang, từ các tuyến hào, thừa thắng ồ ạt xông lên, tiêu diệt các căn cứ quân sự của Thực dân Pháp.
Dưới lô cốt ngầm, Thực dân Pháp bắn ra dồn dập các chiến sĩ xung phong đều hy sinh. Đúng giây phút sinh tử ấy, phẩm chất sáng ngời của người lính Cụ Hồ bừng cháy, dù thân thể mang đầy thương tích nhưng anh Phan Đình Giót vẫn gồng mình, quên đi đau đớn, bằng chút sức lực cuối cùng đã nhích dần, nhích dần đến lô cốt, ấp lồng ngực thanh xuân của mình vào lỗ châu mai. Tiếng súng đạn bỗng im bặt, anh đã anh dũng hy sinh.
Trường đoạn 3: “Cuộc đối đầu lịch sử”
Lịch sử đã đưa hai đội quân tới trận đánh quyết định. Cuộc tấn công thứ hai của quân và dân ta đầy cam go, quyết liệt với muôn vàn khó khăn gian khổ giữa lúc thời tiết Điện Biên bước vào những tháng ngày khắc nghiệt nhất. Chỉ trong thời gian ngắn, các chiến sĩ ta đã làm nên kỳ tích, vừa đánh vừa đào hầm ngầm vào sâu trong lòng đồi A1. Đêm ngày 06/5/1954, giữa trận địa là cột khói bốc cao ngùn ngụt, đen đặc, những tia lửa chói lòa, đỏ rực cả bầu trời. Dường như người xem cũng cảm nhận được tiếng nổ long trời lở đất, và sức công phá của khối bộc phá gần 1.000kg mà quân ta đã đặt trọn quyết tâm tiêu diệt cứ điểm đồi A1.
Trường đoạn 4: “Khúc khải hoàn mừng chiến thắng”
Đối lập với hình ảnh những đoàn hàng binh Pháp lê bước từng hàng dài là hình ảnh QĐNDVN vùng lên đánh chiếm Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, bức vẽ nhấn một không gian rực rỡ ánh hào quang, bầu trời như sáng bừng lên, đó là khoảnh khắc khắc lịch sử vào 17h30 ngày 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” tung bay phất phới trên nóc hầm tướng De Castries giữa chiều hè tháng 5 lịch sử báo hiệu giờ chiến thắng.
Điều đặc biệt là khi xem tranh, chúng ta còn được đắm mình trong âm hưởng dân ca Tây Bắc và giai điệu của những ca khúc nổi tiếng được ra đời trong chiến dịch Điện Biên Phủ.Tranh và nhạc hòa quyện với nhau đưa ta về ký ức vẻ vang, hào hùng của dân tộc.
Tác phẩm được khởi công thực hiện từ ý tưởng năm 2013 đến khi hoàn thành vào tháng 5 năm 2022 trong thời gian 9 năm. Do Ông Nguyễn Văn Mạc – Giám đốc công ty Bảo tồn Di sản Văn hóa làm Trưởng nhóm tác giả.
Chỉ đạo Nội dung công trình: Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên.
Thực hiện vẽ bức tranh: Nhóm họa sỹ trẻ tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam
Thực hiện âm nhạc: Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân.
Biên tập – Dàn dựng âm nhạc: Nhạc sỹ Đức Trịnh.
Bức tranh tròn Panorama chính là lời tri ân chân thành nhất đối với những người lính, những anh hùng liệt sĩ trong Chiến dịch Ðiện Biên Phủ năm xưa. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm cũng mong muốn chuyển tải thông điệp về sức mạnh của sự đoàn kết, về khát vọng hòa bình của nhân loại. Đây còn là nguồn tư liệu trực quan quý giá để giáo dục cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ.