FIAP – Liên đoàn nhiếp ảnh nghệ thuật Quốc tế
Federation International Art Photography
http://www.fiap.net
Liên đoàn nhiếp ảnh nghệ thuật Quốc tế được thành lập nhằm mục đích thúc đẩy các hoạt động và các sự kiện liên quan đến nhiếp ảnh nghệ thuật . Tất cả những vấn đề khác như chính trị, ý thức hệ và sắc tộc bị cấm hoàn toàn trong các hoạt động của FIAP. FIAP được thành lập bởi Tiến sỹ M. Van de Wijer người Bỉ, ông đã thiết lập những mối liên kết giữa các hiệp hội nhiếp ảnh của các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới, từ năm 1946.
Đại hội đầu tiên cũng là một trong những hoạt động chính thức khi thành lập tổ chức FIAP, diễn ra tại Bern (Thụy Sĩ) vào năm 1950, với sự tham gia của các đại biểu đến từ mười quốc gia.
FIAP là một Liên đoàn quốc tế trong đó các chi nhánh là thành viên hoạt động của các hiệp hội quốc gia về nhiếp ảnh. FIAP có hơn 85 hiệp hội quốc gia ở năm châu lục và đại diện quyền lợi cho gần một triệu các nhiếp ảnh gia. Kể từ tháng 9 năm 2004, các câu lạc bộ nhiếp ảnh và các nhóm thuộc khu vực có thể tham gia vào FIAP, theo một số điều kiện của FIAP.
Ngôn ngữ chính thức của FIAP là tiếng Pháp và tiếng Anh. Bên cạnh đó các văn bản chính thức cũng được dịch ra tiếng Đức và Tây Ban Nha.
Lịch sử FIAP
Liên đoàn nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế đã phát triển các hoạt động của mình trên toàn thế giới hơn 50 năm qua
“Năm 1950 sẽ vẫn còn nhắc đến như một thời khắc quan trọng trong các biên niên sử của nhiếp ảnh”, đó là lời giới thiệu của Tiến sĩ Maurice VAN DE WIJER, người cha tinh thần và là người lãnh đạo đầu tiên Liên đoàn nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế (FIAP), tại buổi lễ thành lập FIAP diễn ra tại Berne (Thụy Sĩ) trong hai ngày từ 17 đến 19 tháng 06 năm 1950.
Tiến sĩ Van de Wijer
Giờ đây, những điều Tiến sĩ M. VAN DE WIJER đã thành sự thật. Nhưng trước khi tiến hành nhiều hoạt động chính thức dựa trên nền tảng của FIAP, ông đã phải làm và chuẩn bị rất nhiều việc.
Vào năm 1891, một tổ chức quốc tế liên quan đến nhiếp ảnh đã đưa ra một ý tưởng. Nó xuất phát thực sự từ lòng nhiệt tình, nhưng lúc ấy các ý tưởng này vẫn nằm trên giấy hơn là những hoạt động thực tế, vì các Liên đoàn nhiếp ảnh lúc đó đang chìm trong cơn bão của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.
Tiến sĩ M. VAN DE WIJER làm nghề bác sỹ phục vụ trong đội bóng đá và còn là một tín đồ của nhiếp ảnh, ông là một trong những người đầu tiên trên thế giới nhận ra rằng cần có một nơi tiếp xúc lý tưởng cho mọi người làm nhiếp ảnh trên thế giới liên lạc với nhau. Vào năm 1918, ông trở thành viên của tổ chức “nhiếp ảnh và nghiên cứu khoa học Hoàng gia” của vùng Antwerp, thuộc nước Bỉ, ông rất thành công khi tham gia các cuộc triển lãm quốc tế về nhiếp ảnh. Ông đã liên kết một số lượng lớn các nhiếp ảnh gia nước ngoài và các nhà lãnh đạo của của hiệp hội nhiếp ảnh. Với tư cách một bác sỹ của đội tuyển bóng đá nước Bỉ, ông có nhiều cơ hội liên lạc và làm bạn với các nhiếp ảnh gia trên toàn thế giới từ những chuyến đi nước ngoài.
Ý tưởng về một liên đoàn nhiếp ảnh quốc tế được hình thành trong tâm trí ông, cuối cùng vào năm 1946 Tiến sĩ M. VAN DE WIJER có sáng kiến thành lập một tổ chức thế giới được hình thành trên cơ sở hiện đại của Đại hội các dân tộc trong sự quan tâm của giới nhiếp ảnh. Ông liên lạc với Ernest BOESIGER ở Thụy Sĩ và nói về ý tưởng của mình và đề nghị ông làm thư ký cho FIAP, mà ban đầu tổ chức có tên là Liên minh Quốc tế các Hội nhiếp ảnh, sau đó đổi thành Hội đồng Nghệ thuật nhiếp ảnh Quốc tế và cuối cùng là Liên đoàn nghệ thuật nhiếp ảnh Quốc tế. Có thể nói rằng FIAP chỉ thực sự tồn tại kể từ đầu năm 1947, với M. VAN DE WIJER là chủ tịch sáng lập và E. BOESIGER là thư ký.
Các quốc gia đầu tiên trở thành thành viên của tổ chức này là Bỉ, Hà Lan, Ý, Bồ Đào Nha và Thụy Sĩ, vào tháng Chín năm 1947, Đan Mạch, Phần Lan và Hungary tham gia nâng tổng số thành viên lên thành tám. Tại thời điểm tổ chức Đại hội thành lập FIAP đầu tiên vào tháng Sáu năm 1950 tại Berne (Thụy Sĩ), tổ chức đã có 17 quốc gia là thành viên của FIAP. Đó là Áo (*), Bỉ (*), Brazil (*), Cuba, Đan Mạch (*), Tây Ban Nha, Phần Lan, Pháp (*), Hungary, Ireland, Ý (*), Luxembourg (*), Hà Lan, Bồ Đào Nha, Thụy Điển (*), Thụy Sĩ (*) và Nam Tư (*). (Các nước đánh dấu * là có mặt hoặc cử đại diện tại hội nghị này).
Hội đồng quản trị chính thức đầu tiên được thành lập như sau:
– Chủ tịch: Maurice VAN DE WIJER, Bỉ
– Phó Chủ tịch: Roland BOURIGEAUD, Pháp – VESTERLUND Bo, Thụy Điển – Italo BERTOGLIO, Italy
– Tổng thư ký: Ernest BOESIGER, Thụy Sĩ
– Thủ quỹ: H.B.J. Cramer, Đan Mạch
– Thành viên: Lode Văn ZEIR, Bỉ
Theo các đạo luật được thông qua tại Đại hội này ở Berne, các thành viên của Hội đồng quản trị được bầu và điều hành trong thời hạn là hai năm và họ có thể được bầu cử lại nếu đủ điều kiện, các Phó Chủ tịch vẫn có thể ở lại chức vụ không quá hai năm liên tiếp . Giám đốc đầu tư thuộc về Ban quản trị với tư cách là một thành viên.
Bởi vì các đạo luật của FIAP rất ít thay đổi trong 50 năm tồn tại, vì thế nó vẫn giữ nguyên giá trị
, sau một thời gian dài để nhắc nhở chính chúng ta về hai nguyên tắc cơ bản của nó:
• FIAP được hình thành bởi các liên đoàn nhiếp ảnh quốc gia của các nước khác nhau, tuỳ vào tỷ lệ của một liên đoàn một quốc gia hay của một đoàn thể thuộc một quốc gia có thể được chấp nhận và trở thành một đại diện cho đất nước đó hay không.
• Tất cả những vấn đề nhạy cảm liên quan đến trật tự chính trị, tư tưởng, tôn giáo hoàn toàn bị cấm trong các hoạt động của FIAP. Đạo luật cũng nêu lên bốn mục tiêu phấn đấu:
- Phẩm chất đạo đức: được xem xét dưới hình thức nguyên tắc của nhiếp ảnh, các liên kết tình anh em và các mối quan hệ thân thiện giữa các liên đoàn trực thuộc, bằng cách hỗ trợ sự phát triển tình hữu nghị giữa loài người nhằm tăng cường hòa bình trên thế giới.
– Phẩm chất cần thiết: thường xuyên tăng cường bảo vệ lợi ích của các liên đoàn trực thuộc, bằng cách nỗ lực phối hợp để đạt được những lợi thế đặc biệt
- Phẩm chất khoa học và nghệ thuật: giúp phổ biến kiến thức nhiếp ảnh, bằng cách phát triển tính nghệ thuật, đặc biệt thông qua triển lãm và các hạng mục du lịch
- Phẩm chất quốc gia và phẩm chất quốc tế: Những người có thể gây ảnh hưởng đến công chúng, như chính quyền và các quan chức cao cấp, những người có ảnh hưởng trên thế giới, các đại diện phong trào nhiếp ảnh có dự định cung cấp nền tảng nhiếp ảnh nghệ thuật những thứ tương xứng với nó.
Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức đầu tiên của FIAP, nhưng các văn bản chính thức được dịch sang tiếng Anh và tiếng Đức. Điều này khẳng định về quyền tự chủ của các liên đoàn quốc gia và trên thực tế hội là cơ quan tối cao ra quyền quyết định.
Dịch bởi vnolas